Tăng chi phí quốc phòng: Giải pháp kích thích kinh tế của Nga
![]() |
Ảnh minh họa |
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras – nguyên thủ của một quốc gia đang trong cuộc chiến với nguy cơ đổ vỡ tài chính và kinh tế - là một khách mời quan trọng tại Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 19 hàng năm diễn ra tại TP. St. Petersburg, Nga trung tuần tháng 6 vừa qua.
Sự kiện này còn có mặt của các quan chức lãnh đạo đến từ Trung Quốc, Myanmar; giám đốc điều hành các công ty dầu lửa châu Âu và một số ít chủ DN Mỹ. Nhưng nếu so với các kỳ diễn đàn trước thì đã thiếu vắng đi rất nhiều những “kẻ máu mặt”, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng như Giám đốc điều hành Lloyd Blankfein của Goldman.
Sự thiếu vắng trên cho thấy nền kinh tế Nga đã và đang phần nào bị cô lập sau các biện pháp cấm vận và trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm trong hai quý liên tiếp vừa qua. Nhiều chuyên gia dự báo, kinh tế Nga sẽ suy thoái trong năm nay và năm sau nếu giá dầu chỉ xoay quanh mức 60 USD/thùng.
Đồng Rúp dù có phục hồi thời gian gần đây nhưng vẫn giảm tới 40% so với đỉnh cao năm 2013. Kế hoạch của Tổng thống Putin là một mặt chờ đợi giá dầu tăng trở lại, đồng thời tiếp tục tăng cường quyền lực của các doanh nghiệp nhà nước – hiện chiếm hơn 50% nền kinh tế, tăng từ mức chỉ khoảng 30% khi ông trở thành Tổng thống vào năm 1999.
Tuy nhiên, vẫn có một khu vực đang tăng trưởng là chi tiêu quốc phòng. Một số nhà phân tích xem đây là “phiên bản kích thích kinh tế” của ông Putin. "Một điều rõ ràng là, hiệu quả của ngành công nghiệp quân sự đang là nguồn quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế" – Tổng thống Putin phát biểu tại một diễn đàn quân sự vào giữa tháng 6 vừa qua.
Trước đó vào tháng 5/2015, Tổng thống Putin đã ký văn bản triển khai chương trình mà ông gọi là "các tiểu đoàn công nghiệp", theo đó sẽ tạo cơ chế cho hàng ngàn quân nhân Nga tùy chọn làm việc trong các doanh nghiệp quốc phòng thay vì gia nhập quân đội chính quy.
Chi cho quốc phòng, an ninh quốc gia và thực thi pháp luật đã chiếm tới 34% ngân sách của Nga, cao hơn hai lần so với năm 2010. Con số đó vượt xa mức 18% chi cho quốc phòng và an ninh quốc gia của Mỹ trong năm 2014 (dù nhỏ hơn rất nhiều nếu nhìn vào con số tuyệt đối).
Giới phân tích cho rằng, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự tập trung vào ngành công nghiệp quân sự sẽ là các nhà thầu quốc phòng nhà nước. Đó là các DN như United Aircraft, nơi sản xuất các máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG; hay United Shipbuilding – DN đang chế tạo một hạm đội mới cho các tàu khu trục; và Uralvagonzavod - hãng sản xuất xe tăng T-14 Armata thế hệ mới mà mỗi xe phải mất khoảng 4-5 triệu USD để hoàn thành.
Nga đặt kế hoạch sẽ chi 23 nghìn tỷ Rúp (426 tỷ USD) từ nay đến năm 2020 cho quốc phòng. Kế hoạch này đang vấp phải một số ý kiến phản đối trong đó có cựu Bộ trưởng tài chính Alexei Kudrin. Bởi theo ông Kudrin, việc tăng cường quốc phòng sẽ đóng góp rất ít vào giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế cũng như cuộc khủng hoảng mà Nga đang phải đối mặt hiện nay.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
