Tại… dịp lễ?
![]() |
Ảnh minh họa |
Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp đến gần, dịp nghỉ lễ năm nay lại có thời gian kéo dài 6 ngày nên được dự đoán là “người người, nhà nhà” kéo nhau đi du lịch, nghỉ dưỡng. Và dĩ nhiên trước, trong những dịp nghỉ lễ thế này, sẽ là thời cơ không thể tốt hơn để các khách sạn, nhà nghỉ ở địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng... thực hiện “chiến lược kinh doanh” đặc biệt để tăng thu nhập.
Theo xu thế kinh tế chung, khi cầu vượt quá cung thì dẫn tới việc quá tải và khi đã nắm bắt được tình trạng quá tải thì “nhà kinh doanh thông thái” luôn biết cách để móc hầu bao của các “thượng đế”.
Các phòng nghỉ ở địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng thường “chặt chém” khách hàng mỗi dịp nghỉ lễ như đợt 30/4 và 1/5 với lý do “cháy phòng” không còn là chuyện lạ ở nước ta. Có điều khó hiểu là, dù nhiều khách hàng biết rõ nếu đi chơi vào dịp nghỉ lễ như vậy thường bị “chặt chém” gấp nhiều lần so với ngày thường nhưng vẫn chịu chi và chịu chơi?
Vậy thì, ở một góc độ nào đó, đơn vị kinh doanh và khai thác du lịch là các nhà nghỉ, khách sạn có nâng mức giá trên trời thì cũng có một phần lỗi của chính du khách. Bởi hiểu một cách đơn giản nhất, nếu biết nguồn cung có động thái nâng giá thì khách hàng không nên giao dịch với nguồn cung, vì nếu làm như thế sẽ tiếp tay cho những người làm kinh doanh kiểu “cơ hội” dẫn đến tình trạng “chặt chém” là lẽ đương nhiên.
Song nói gì thì nói, căn nguyên của sự “chặt chém” du khách mỗi dịp lễ vẫn thường đến từ nguồn cung. Nói vậy là bởi theo tìm hiểu, tại Sa Pa, từ ngày 28/4 đến 5/5, giá phòng tại khu vực này được các khách sạn, nhà nghỉ đẩy lên mức chóng mặt, tăng từ 3 đến 5 lần so với ngày thường.
Thậm chí, một số khách sạn 1 hoặc 2 sao vẫn còn phòng nhưng họ găm lại, nói không còn để chờ đúng ngày lễ bung ra để tăng giá cao hơn. Thậm chí đến nay, nhiều khách sạn ở Sa Pa cho biết chỉ còn phòng từ ngày 2 đến 3/5 với giá 1,5 triệu đồng/phòng 2 giường, áp dụng cho khách đặt trước.
Trong khi đó, ngày thường giá phòng tại đây chỉ ở khoảng 400.000 đồng, nếu có tăng thì vào cuối tuần lên 600.000-700.000 đồng/phòng vì nhiều du khách tới nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa...
Để tận hưởng những ngày nghỉ lễ, đối với nhiều người phải bỏ ra một số tiền không nhỏ chỉ để thuê phòng ở và qua đó tạo điều kiện để các nhà nghỉ, khách sạn ăn nên làm ra mà bất kể ai cũng nhìn thấy rõ. Nhưng trong kinh doanh vẫn thường như thế, cơ hội đến thì phải tận dụng, trách nguồn cung thì cũng nên nhìn lại nguồn cầu vì một khi đã không “thuận mua” thì chẳng ai dám hét giá cao để “vừa bán”!
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
