Tái diễn nạn khai thác tài nguyên trái phép
![]() | Ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp |
![]() | Siết hoạt động khai thác cát, sỏi |
Diễn biến phức tạp
Thời gian qua, chính quyền tỉnh Gia Lai chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý quyết liệt tình trạng xâm phạm tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Các vụ việc vi phạm đã được cơ quan chức năng xử lý. Nhờ đó, trật tự đã được lập lại.
![]() |
Cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để lập lại trật tự trong lĩnh vực khai thác khoáng sản |
Thế nhưng, sau một thời gian im ắng, gần đây, tại địa phương này lại tái diễn vấn nạn khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, gây bức xúc trong dư luận.
Nhiều người dân địa phương phản ánh, địa bàn các xã Ia Krai, Ia Chía, Ia Bă… thuộc huyện Ia Grai, là những khu vực tồn tại hoạt động khai thác đất, đá trái phép diễn ra trong suốt một thời gian dài. Nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng phát hiện xử lý.
Đơn cử như trường hợp ông Lê Văn Nguyên, xã Ia Bă bị UBND huyện Ia Grai xử phạt vi phạm hành chính số tiền 45 triệu đồng do khai thác đá trái phép tại xã Ia Bă, đồng thời tịch thu 5.000 viên đá chẻ, 7 búa đập đá. Điều đáng nói, điểm khai thác đá trái phép trên chỉ cách trụ sở UBND xã Ia Bă khoảng 700m.
Hoạt động vận chuyển đất, đá diễn ra công khai, nhiều loại xe tải hạng nặng vận chuyển đất đá từ khu mỏ tự phát cày nát đường giao thông liên xã. Nhiều điểm khai thác diễn ra trong suốt một thời gian dài, song chính quyền địa phương lại không kịp thời phát hiện, xử lý. Vụ việc chỉ được biết khi người dân địa phương phản ánh tới các cấp chính quyền.
Đáng nói hơn, các con đường mà các đối tượng vận chuyển tài nguyên khai thác trái phép nằm rất gần với trung tâm các xã. Thế nhưng chính quyền địa phương lại không hề hay biết!
Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai, hoạt động kiểm tra, giám sát được tổ chức thường xuyên, nhưng do địa bàn rộng, địa hình hiểm trở nên nhiều đối tượng đã lợi dụng để khai thác trái phép.
Tại xã Ia Chía, đơn vị phối hợp với chính quyền xã đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 1 trường hợp về hành vi khai thác khoáng sản trái phép, với số tiền 4 triệu đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động điểm khai thác trái phép. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, cũng tại địa phương này, người dân phản ánh lại phát sinh điểm khai thác trái phép khác.
Cần sự vào cuộc quyết liệt
Theo UBND huyện Ia Grai, trong năm 2018, địa phương phát hiện 20 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép. Qua đó, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hơn 183 triệu đồng. Cùng đó, tịch thu 8.150 viên đá chẻ, 46m3 đá cục, 20m3 đá trụ, 7 búa đập đá, 66m3 cát, 2 máy hút nước và 1 máy hút cát.
Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép cũng “nóng” tại một số huyện khác như Đức Cơ, Chư Sê, Đăk Đoa… Trên địa bàn huyện Chư Sê (Gia Lai), từ đầu năm 2018 đến nay, cơ quan chức năng phát hiện và kịp thời xử lý nhiều trường hợp vi phạm liên quan đến lĩnh vực tài nguyên khoáng sản. Xử phạt vi phạm hành chính 5 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, với số tiền 95 triệu đồng, tịch thu 117,38 m3 đá cục, 4.480 viên đá chẻ, 1 máy khoan hơi.
Đồng thời, xử lý tang vật vắng chủ với 3 trường hợp, tịch thu 159,57m3 đá cục, 1.500 viên đá chẻ. Chuyển hồ sơ lên UBND tỉnh Gia Lai, Sở Tài nguyên và Môi trường để xử lý vi phạm hành chính Doanh nghiệp Trung Thắng về hành vi khai thác than bùn trái phép, với số tiền 120 triệu đồng, tịch thu 42m2 than bùn nguyên khai.
Tương tự, tại huyện Mang Yang, cơ quan chức năng phát hiện 19 trường hợp khai thác cát trái phép, có 7/19 trường hợp vắng chủ khi bị phát hiện nên không thể xử phạt. Các trường hợp còn lại bị cơ quan chức năng huyện Mang Yang ra quyết định xử phạt hành chính, với số tiền gần 30 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm…
Có thể nói, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn ra phức tạp tại một số địa phương trên địa bàn. Nguyên nhân chính vẫn là tình trạng “cha chung không ai khóc”, sự buông lỏng trong quản lý của các cấp chính quyền cơ sở.
Vấn nạn này, không chỉ gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách nhà nước mà còn phát sinh nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất của người. Vậy nên, rất cần sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng để lập lại trật tự khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
