agribank-vietnam-airlines

Tái đàn, nhưng tránh phát triển nóng

Thùy Dương
Thùy Dương  - 
Ngành chăn nuôi lợn cần đẩy mạnh tái đàn để đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong nước, song cần phải thận trọng để tránh nguy cơ mất kiểm soát
aa
Đẩy nhanh việc tái đàn lợn một cách bền vững
Ngành vận tải đang hồi “bĩ cực”
Đẩy mạnh tái đàn và nhập khẩu để giảm giá thịt lợn

Nguồn cung sẽ đủ đáp ứng cầu

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đến hết tháng 4/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là khoảng 31 triệu con vào 31/12/2018. Hiện tốc độ tăng trưởng bình quân đàn lợn đạt 5,78%/tháng.

Tái đàn, nhưng tránh phát triển nóng
Tái đàn lợn có kiểm soát, tránh phát triển nóng

Trong đó, 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có DTLCP, với tổng đàn hiện nay trên 4,54 triệu con, có tỉnh tăng rất cao như Bình Phước có đàn lợn bằng 149% so với trước khi có dịch (tổng đàn hiện nay là 1,314 triệu con). Có 21 tỉnh, thành có đàn lợn bằng từ 80% đến 100% trước khi có DTLCP, với tổng đàn hiện nay trên 10,719 triệu con; trong đó Đồng Nai có quy mô trên 2 triệu con, Thanh Hóa gần 1,15 triệu con. Có 26 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 50% đến dưới 80% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn trên 8,416 triệu con (tháng 3 là 7,56 triệu con), trong đó Hà Nội có quy mô đàn lợn với gần 1,1 triệu con; có 7 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 36-dưới 50% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn lợn gần 0,938 triệu con (tháng 2 ở top này có 13 tỉnh), đã có 6 tỉnh tăng đàn chuyển từ tốp 4 lên tốp 3.

Theo thống kê trên cả nước, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi chiếm khoảng 35% đàn lợn thương phẩm và tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang rất nhanh, đạt trên 17%/tháng.

Cục Chăn nuôi dự kiến: Năm 2020, sản lượng thịt xuất chuồng quý I/2020 đạt hơn 811 nghìn tấn; dự kiến quý II/2020 đạt hơn 900 nghìn tấn; quý III/2020 đạt hơn 1,0 triệu tấn; quý IV/2020 đạt gần 1,1 triệu tấn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhu cầu lợn thịt xuất chuồng trung bình mỗi quý năm 2018 (trước khi có bệnh DTLCP) là khoảng 920 nghìn tấn, như vậy đến quý III/2020 sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt lợn.

Tránh mất cân đối cung cầu

Ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chia sẻ, tổng đàn lợn hiện nay của tỉnh này là 441 nghìn con, trong đó có 48 nghìn con nái và 1.300 con đực giống. Hiện số lợn giống đang thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu của người dân. Để hỗ trợ đẩy mạnh tái đàn, Yên Bái đã ban hành một loạt chính sách nhằm khuyến khích người dân tái đàn lợn, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm như hỗ trợ vốn, con giống... Tuy vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho rằng, cần phải xác định không làm theo phong trào, tái đàn ồ ạt. Đồng thời, ông Đỗ Đức Duy cũng đề nghị cần có giải pháp đảm bảo bình ổn, phát triển chăn nuôi lợn phục vụ trong nước và xuất khẩu, tránh mất cân đối cung cầu và biến động giá.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, việc thay đổi thói quen dùng thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày không thể chỉ một sớm một chiều, mặc dù tổng lượng cung thịt gia cầm đang tăng. Chính vì vậy, việc tái đàn là rất quan trọng, tuy thế, phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học trong việc tái đàn, nếu không làm tốt, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại.

Các địa phương cần đặc biệt quan tâm tới việc quy hoạch, tạo điều kiện về đất đai để các trang trại, hợp tác xã mở rộng quy mô chăn nuôi, liên kết với nhau để có những trang trại, hợp tác xã lớn mạnh. Đồng thời, đảm bảo tái cơ cấu ngành thịt lợn theo hướng bền vững, theo chuỗi, không để tái đàn mất kiểm soát.

Đặc biệt, đại diện Bộ NN&PTNT mong muốn các doanh nghiệp lớn phải là đầu tàu trong việc dẫn dắt giá thịt lợn, giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… Nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả việc tái đàn, chúng ta sẽ đánh mất thị phần của ngành hàng quan trọng trị giá 10 tỷ USD này.

Thùy Dương

Tin liên quan

Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data