Tài chính công của Anh đối với nhiều thách thức
![]() | Quan điểm chính sách của ECB qua Biên bản cuộc họp tháng 6 |
![]() | Brexit và những vấn đề lớn cần giải quyết |
![]() |
Ảnh minh họa |
OBR cho hay tài chính công của nước này đã không vượt qua được kỳ "sát hạch" về "sức khỏe" hay khả năng chịu đựng trước những cú sốc và rủi ro tương tự như các cuộc sát hạch mà Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) áp dụng đối với các ngân hàng đầu tư và thương mại trong năm nay.
Theo đánh giá của OBR, nhịp độ tăng trưởng kinh tế chậm lại cùng với nguy cơ suy thoái kinh tế trong những năm tới, lãi suất và lạm phát tăng đang làm gia tăng nguy cơ rủi ro đối với tài chính công. OBR cho rằng nền tài chính công của Anh hiện trở nên nhạy cảm hơn trước các cú sốc. Trong bối cảnh này, chính phủ cần có sự quản lý tốt hơn các rủi ro, có sự đề phòng trước các cú sốc có thể xảy ra và đối phó với những sức ép trong tương lai.
Brexit làm gia tăng những rủi ro đối với tài chính công, do mức tăng năng suất giảm, quy mô lực lượng lao động nộp thuế bị thu hẹp, cộng thêm nguy cơ suy thoái vào thời điểm nước Anh rời EU. Sự thất bại của Thủ tướng Anh Theresa May trong cuộc tổng tuyển cử sớm vừa qua đã đặt tài chính công trước nhiều bất ổn.
Cùng với đó, việc chấm dứt các biện pháp khắc khổ và những diễn biến trong dài hạn như dân số già đi nhanh chóng sẽ là những yếu tố làm gia tăng sức ép. Tuy nhiên, OBR không cho rằng “hóa đơn ly hôn” ước tính trị giá khoảng 100 tỷ euro sẽ ảnh hưởng đến tài chính công.
Nghiên cứu của OBR cho hay thâm hụt tài chính hàng năm có thể tăng lên mức 8,1% GDP và tỷ lệ nợ trên GDP có thể lên ngưỡng 114%, tương đương của Italy và cao hơn lần lượt mức 2,6% GDP và 85% của tài khóa vừa qua. So với báo cáo hồi tháng 3/2017, vay nợ công của Anh theo dự báo mới nhất của OBR tăng thêm 66,2 tỷ bảng trong tài khóa 2017-2018.
Báo cáo nghiên cứu của OBR được công bố vào thời điểm Bộ trưởng tài chính Anh Philip Hammond đang chuẩn bị cho báo cáo ngân sách mùa Thu, trong đó ông Hammond vẫn kiên trì với mục tiêu về giảm thâm hụt tài chính vào giữa thập niên 2020.
Tháng trước, Anh bắt đầu thương lượng với EU về các điều khoản cho việc ra khỏi khối và thời hạn cho việc đàm phán thỏa thuận thương mại tự do trong tương lai. Một trong những vấn đề gai góc mà Anh và EU cần thảo luận là hóa đơn Brexit mà Anh phải trả theo yêu cầu của EU lên tới 100 tỷ euro. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson phát biểu trước Quốc hội rằng số tiền mà EU đưa ra cho Brexit là quá lớn.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
