Sức ép lớn với cân đối thu - chi ngân sách nhà nước năm 2020
![]() | Đề xuất định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2021 |
![]() | Chuyển trực tiếp nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DN về NSNN |
![]() | Thị trường TPCP: Kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN |
Cân đối thu chi nền kinh tế được đảm bảo
Dự toán NSNN năm 2020 đã được Quốc hội quyết định với: tổng số thu là 1.512,3 nghìn tỷ đồng; tổng số chi là 1.747,1 nghìn tỷ đồng; bội chi NSNN là 234,8 nghìn tỷ đồng (3,44% GDP). Căn cứ nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao, đến nay các bộ, cơ quan trung ương đã thực hiện phân bổ, giao dự toán NSNN năm 2020 cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quyết định dự toán thu cân đối NSNN trên địa bàn là 1.577,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% (44,8 nghìn tỷ đồng) so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; dự toán chi cân đối NSĐP (không bao gồm chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW) là 957,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% (60,1 nghìn tỷ đồng) so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo của Chính phủ 4 tháng năm 2020, tổng thu NSNN đạt 491,38 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% dự toán, giảm 5,9% so cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 đạt 37% dự toán, tăng 14,9%), trong đó: thu nội địa đạt 32,3% dự toán, giảm 3,7%; thu về dầu thô đạt 52,1% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ (giá dầu thanh toán bình quân 4 tháng đạt khoảng 58 USD/thùng, thấp hơn 2 USD/thùng so giá tính dự toán); thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 30,8% dự toán, giảm 19% so cùng kỳ 2019. Nguyên nhân của việc này do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp hoạt động sản xuất - kinh doanh do gặp khó khăn về thị trường, gián đoạn nguồn cung nguyên, vật liệu đầu vào, cầu hàng hóa, dịch vụ sụt giảm mạnh... tạo sức ép ngày càng lớn đến thu NSNN.
Trong khi đó, tổng chi NSNN đạt 472,1 nghìn tỷ đồng, bằng 27% dự toán, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2019, trong đó: chi ĐTPT đạt 19% dự toán, tăng 30,3%, cao hơn cùng kỳ năm trước cả về tiến độ và mức tăng trưởng; chi trả nợ lãi đạt 34,9% dự toán, tăng 4%; chi thường xuyên đạt 32,1% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2019.
Các nhiệm vụ chi NSNN trong 4 tháng đầu năm được đảm bảo theo đúng dự toán và tiến độ triển khai thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát, phòng, chống Covid-19.
Cân đối NSTW và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Để đảm bảo nguồn chi trả các khoản nợ gốc đến hạn, trong 4 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành gần 43,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 16,33 năm, lãi suất bình quân 3,06%/năm.
Áp lực lớn
Từ đầu năm đến nay, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, mưa đá xảy ra trên diện rộng; dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19, có tác động rất lớn đến mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội. Trong các tháng tới đây, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đáng chú ý là rủi ro diễn biến dịch bệnh Covid-19, tác động của suy giảm tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu, giá dầu thô sụt giảm.
Trong bối cảnh đó, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức rất lớn. Theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra đầu tháng 4, thì mức độ thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào thời điểm kết thúc dịch bệnh, trong đó: WB dự báo tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam ở mức 4,9%, ADB dự báo là 4,8% và IMF dự báo là 2,7%.
Chính phủ cũng cho rằng, tình hình trên sẽ tác động mạnh đến cân đối thu, chi NSNN các quý tiếp theo và cả năm 2020. Trong thời gian còn lại của năm 2020, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2020 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời, thực hiện tốt công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý thu NSNN; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại; xử lý, thu hồi nợ đọng thuế.
Trong đó, tập trung triển khai các giải pháp về tài khóa - tiền tệ để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh ứng phó với dịch Covid-19. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Phấn đấu, quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2020.
Đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, điều hành sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm, trước mắt sử dụng khoảng 50% dự phòng của NSTW và NSĐP, tập trung cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả dịch Covid-19, các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Các địa phương thực hiện đúng nguyên tắc “trường hợp giảm thu phải giảm chi tương ứng”, chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và nguồn lực tại chỗ để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự trên địa bàn và các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh theo chế độ. Dành nguồn tăng thu ngân sách năm 2019 chuyển sang năm 2020 để thực hiện phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ đảm bảo cân đối NSĐP trong trường hợp bị hụt thu (nếu có).
Bội chi NSNN 2019 bằng 3,36% GDP Theo báo cáo của Chính phủ, bội chi NSNN ở mức 202,97 nghìn tỷ đồng, bằng 3,36% GDP thực hiện, giảm 19 nghìn tỷ đồng so dự toán; trong đó bội chi NSTW giảm 6,5 nghìn tỷ đồng, bội chi NSĐP giảm 12,5 nghìn tỷ đồng. Đến hết ngày 31/12/2019, dư nợ công ước bằng 54,7%GDP, dư nợ Chính phủ bằng 47,7%GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 47% GDP (mục tiêu giai đoạn 2016-2020, tương ứng là 65%, 54% và 50%GDP). Tồn tại lớn trong điều hành năm 2019 là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN vẫn chậm, cả năm đạt khoảng 70,8% dự toán, còn khoảng 128,96 nghìn tỷ đồng vốn chưa giải ngân phải chuyển nguồn sang năm 2020. |
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
