Sức bật mới từ doanh nghiệp nhỏ
Thực tế những lựa chọn dự báo này của cộng đồng DN cho thấy, với các diễn biến mới của thị trường, các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong năm 2021 đã có những chuyển dịch nhất định. Bởi nếu trước khi có dịch, các lĩnh vực kinh tế số và bán lẻ, mặc dù vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh, nhưng các lĩnh vực truyền thống như tài chính ngân hàng, bất động sản và chứng khoán vẫn nhận được kỳ vọng thu hút đầu tư lớn hơn.
Ông Lê Anh Huy - Phó Tổng giám đốc sàn thương mại điện tử Sendo cho rằng, lựa chọn này của cộng đồng DN không hoàn toàn cảm tính, bởi dịch Covid-19 hiện nay không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế mà điều quan trọng hơn là nó đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng và thay đổi cả sự lựa chọn đầu tư của dòng tiền trên thị trường vốn.
![]() |
72% DNNVV đang có nhu cầu và tìm cách chuyển đổi số để đưa các sản phẩm của mình ra thị trường |
Ông Huy cho biết, chỉ trong năm 2020 với các biện pháp hạn chế tiếp xúc để giảm tránh lây lan dịch bệnh, các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đều có số lượng giao dịch tăng đột biến trên 40%, giá trị giao dịch mua bán trực tuyến đều tăng trưởng trên 100% so với thời điểm trước dịch.
Trong khi đó, ở lĩnh vực đầu tư, các Fintech Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ thanh toán như các ví điện tử, các công ty kết nối người dùng, chia sẻ lợi ích khi tham gia giao dịch thương mại trên cùng một nền tảng đều đón nhận hàng triệu USD từ các quỹ đầu tư đa quốc gia.
Khi việc giao dịch trực tuyến của người dân tăng lên, đồng nghĩa rằng các nền tảng thương mại điện tử và các DN cung ứng sản phẩm dịch vụ đều phải cuốn vào làn sóng áp dụng các ứng dụng số hóa tối ưu hóa lợi ích cho người dùng. “Điều này sẽ kích thích thị trường công nghệ tài chính phát triển, gia tăng mạnh mẽ số lượng các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt là công nghệ hỗ trợ thanh toán và chia sẻ lợi ích trong quá trình giao dịch số hóa”, ông Huy lập luận.
Đại diện Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam cho rằng, hiện nay theo khảo sát của đơn vị có tới 72% DNNVV đang có nhu cầu và tìm cách chuyển đổi số để đưa các sản phẩm của mình ra thị trường thông qua các ứng dụng trên nền tảng Internet. Mức này đã tăng đáng kể so với mức 32% của năm 2019 khi chưa có dịch Covid-19.
Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện đầu 2020 trên gần 500 DN cũng cho kết quả tương tự khi nhận thấy rằng 25,7% DN đã bắt đầu tập trung nguồn vốn vào việc phát triển công nghệ số ngay trong các tháng dịch bệnh bắt đầu lây lan. Điều này cho thấy tiềm năng để các Fintech mở rộng thị phần là rất lớn trong năm 2021, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số đạt 20% GDP.
Theo VCCI, hiện nay số lượng DNNVV tại Việt Nam vẫn chiếm trên 80%. Vì vậy, làn sóng cạnh tranh số hóa và áp dụng các giải pháp công nghệ khi diễn ra sôi động ở nhóm DN này sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Và một khi các rào cản chính như: nhân lực chuyển đổi số, chi phí ứng dụng công nghệ… được thích ứng và tháo gỡ thì làn sóng chuyển đổi số của cộng đồng DNNVV sẽ tạo nên sức bật mạnh cho nền kinh tế và đó cũng là một trong những điểm tích cực “trong nguy có cơ” mà dịch Covid-19 mang lại trong giai đoạn hiện nay.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
