Sửa đổi Luật Đầu tư công: Nhiều "điểm nóng" cần giải quyết
![]() | 4 tháng đầu năm: Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 16,45% |
![]() | Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn |
Theo nhận định của các chuyên gia tham gia tọa đàm, Luật Đầu tư công ban hành năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Luật cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế.
![]() |
Quang cảnh buổi tọa đàm |
Trong đó, theo GS.TS Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, những hạn chế nổi lên là cơ cấu vốn đầu tư công chưa hợp lý; tình trạng giải ngân đầu tư công chậm trễ và nợ đọng trong xây dựng cơ bản cũng chưa được xử lý triệt để; hệ thống thông tin theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công còn nhiều tồn tại; vẫn còn tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư công…
Cùng quan điểm trên, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh: "Đầu tư công đã bàn bao nhiêu năm nay rồi và lúc nào cũng là "điểm nóng" nhưng vẫn dàn trải, phân tán, lãng phí, kém hiệu quả và điều này có thể sẽ lặp lại trong nhiều năm nữa”.
Tại tọa đàm, các chuyên gia đã tập trung bàn sâu về các nội dung: Mục tiêu và các nguyên tắc quản lý đầu tư công; Cơ chế chính sách quản lý đầu tư công trong nền kinh tế thị trường; Phân cấp quản lý trong đầu tư công; Chính sách công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý đầu tư công; Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu tư công; Lập và thẩm định dự án đầu tư công; Sự thống nhất giữa Luật đầu tư công và các luật khác như Luật ngân sách nhà nước, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường…; Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quản lý đầu tư công…
Các ý kiến cũng cho rằng, với các mục tiêu, yêu cầu, cơ chế quản lý và các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng như thực trạng hiện nay, các chuyên gia cho rằng, việc cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công để tăng cường cơ chế chính sách quản lý đầu tư công trong cơ chế thị trường là rất cần thiết.
Và những sửa đổi, bổ sung cần theo hướng áp dụng mạnh mẽ hơn các nguyên tắc công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong lựa chọn, quyết định và đánh giá dự án đầu tư công dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng tập trung đánh giá về dự thảo sửa đổi Luật đầu tư công đang được lấy ý kiến và đề xuất các vấn đề, nội dung cần tiếp tục thống nhất nhằm khắc phục tốt nhất những vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Đầu tư công, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ những khó khăn cho các bộ, ngành và địa phương. Dự kiến tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, Quốc hội khóa XIV sẽ xem xét thông qua việc sửa đổi Luật Đầu tư công.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
