Sửa đổi, bổ sung nội dung quy hoạch trong 13 Luật
![]() | Dự thảo Luật An ninh mạng: Nhiều chi phí chưa được đong đếm |
![]() | Dự thảo Luật thuế tài sản: Còn nhiều điều thiếu khả thi |
Chiều ngày 23/5, Chính phủ đã trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quy hoạch tại Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược, Luật Công chứng, Luật Trẻ em, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.
![]() |
Nội dung liên quan đến quy hoạch tại Luật Xây dựng khá nhiều và sẽ được điều chỉnh lần này |
Theo tờ trình của Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy hoạch tại các Luật trên là cần thiết nhằm tiếp tục thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa XII về một số chủ trương chính sách lớn, nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết số 11-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, việc ban hành Luật này là đảm bảo duy trì các mục tiêu, yêu cầu về chính sách quản lý Nhà nước của các ngành, tính ổn định, đồng bộ của hệ thống pháp luật và có xem xét đến các yếu tố đặt thù của lĩnh vực. Và đảm bảo đủ căn cứ pháp lý để bổ sung nguồn kinh phí đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017-2020 cho công tác lập quy hoạch cho giai đoạn 2021-2030.
Thẩm tra dự án Luật này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành với tên gọi như Tờ trình của Chính phủ, thể hiện trực tiếp được các luật cần bổ sung, sửa đổi, dễ theo dõi và phù hợp với thông lệ đặt tên của các dự án luật. Tên gọi này cũng loại trừ được khả năng trùng lắp với tên gọi của dự án luật sẽ được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 6 tới đây với cùng mục tiêu thống nhất với Luật Quy hoạch.
Một số nội dung theo Ủy ban Kinh tế được nhiều đại biểu quan tâm là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị. Có ý kiến cho rằng, nội dung liên quan đến quy hoạch tại Luật Xây dựng khá nhiều (từ Điều 13 đến Điều 48), tuy nhiên, dự thảo Luật chỉ đưa vào sửa đổi, bổ sung 21 điều, khoản, do đó, đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm sửa đổi đầy đủ, đồng bộ.
Về quy hoạch xây dựng, khoản 5 Điều 12 dự thảo Luật quy định quy hoạch xây dựng gồm: Quy hoạch đô thị; Quy hoạch nông thôn; Quy hoạch xây dựng khu chức năng; Quy hoạch xây dựng tỉnh; Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện và Quy hoạch xây dựng vùng huyện.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc quy định quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn là 2 loại quy hoạch xây dựng tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 như dự thảo Luật là không phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, vì tại Điều 5 của Luật Quy hoạch đã quy định quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, trong khi quy hoạch xây dựng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành (thuộc Phụ lục II của Luật Quy hoạch) được lập để cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh (khoản 9 Điều 3 Luật Quy hoạch). Do đó, đề nghị quy định thống nhất với Luật Quy hoạch và làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng và hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn.
Ngay sau khi Chính phủ đọc tờ trình và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo thẩm tra về dự án Luật, các đại biểu đã thảo luận ở tổ về án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quy hoạch tại Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược, Luật Công chứng, Luật Trẻ em, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
