agribank-vietnam-airlines

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Hạ Chi
Hạ Chi  - 
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc (CGBB) GPBank cho VPBank và HDBank nhận DongA Bank (nay là Ngân hàng số Vikki). Trước đó, NHNN cũng đã thực hiện chuyển giao bắt buộc OceanBank (nay là MBV) cho MB và CB (nay là VCBNeo) cho Vietcombank. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, NHNN đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
aa
Tin vui cho giới trẻ khi vay mua nhà Người trẻ cần chuẩn bị gì để sớm chạm tay vào giấc mơ “an cư, lạc nghiệp”? Ngày hội văn hóa SHB & T&T Group: Bản hòa ca khát vọng đón kỷ nguyên mới của đất nước

Tiên phong bám sát định hướng đất nước

Chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém là một trong những giải pháp nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Vấn đề này được các cấp có thẩm quyền quan tâm, Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt. NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan để chỉ đạo các ngân hàng xây dựng Phương án chuyển giao bắt buộc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng các quy định của pháp luật. Đây là đường lối, định hướng được Chính phủ, NHNN đưa ra từ nhiều từ lâu và ghi nhận những kết quả thành công.

Quay về hơn 10 năm trước, tổ chức đầu tiên xung phong thực hiện định hướng, quyết sách này của đất nước là SHB, với thương vụ nhận sáp nhập Habubank. Cuộc nhận sáp nhập này là cơ hội, cũng là thách thức của SHB trong quá trình phát triển.

Vượt qua khó khăn, đồng hành cùng cán bộ nhân viên, người lao động, SHB đã nhanh chóng vươn mình vào TOP5 các ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, thị phần, hệ thống mạng lưới và nhân sự, đánh dấu một giai đoạn phát triển vượt bậc.

Việc SHB nhận sáp nhập Habubank không chỉ thể hiện sự đồng hành, bám sát chặt chẽ và tiên phong trong thực hiện các chỉ đạo, quyết sách của Đảng và Chính phủ, mà còn thể hiện bản lĩnh và chiến lược dài hạn nhằm tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ về quy mô và sức mạnh tài chính.

Tuy nhiên, SHB cũng phải tập trung nguồn lực và cả một quá trình để xử lý các vấn đề hậu nhận sáp nhập, đặc biệt là nợ xấu. Đây là điều không phải ngân hàng nào cũng can đảm để nhận sáp nhập một ngân hàng yếu tại thời điểm bấy giờ. SHB đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh mẽ như trích lập dự phòng, tái cấu trúc danh mục tín dụng và đẩy mạnh thu hồi nợ. Nổi bật là việc tái cơ cấu Thủy sản Bình An (Bianfishco).

Chỉ trong vòng ba năm sau khi nhận sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của SHB đã giảm xuống dưới 3%, củng cố nền tảng tài chính. Đến năm 2021, SHB đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC trước thời hạn, thể hiện sự thành công trong chiến lược quản trị rủi ro và tái cơ cấu.

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Đại hội Cổ đông năm 2024 của SHB

Đến nay, thương vụ SHB nhận sáp nhập Habubank là thương vụ thành công điển hình đầu tiên giữa 2 ngân hàng trên thị trường, tạo ra tiền lệ quan trọng cho ngành ngân hàng Việt Nam trong các thương vụ M&A khác và giai đoạn tái cơ cấu tiếp theo. Việc hấp thụ một ngân hàng có nhiều vấn đề tài chính và xử lý hiệu quả đã chứng minh năng lực quản trị vượt trội của SHB. Bám sát lộ trình tái cấu trúc, SHB luôn hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra tại mỗi giai đoạn cơ cấu.

Đến cuối năm 2024, SHB ghi nhận quy mô tổng tài sản ở mức hơn 747 nghìn tỷ đồng, cung cấp dư nợ tín dụng gần 534 nghìn tỷ đồng ra nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng cấp dụng 18,2% trong năm qua. Với nền tảng tài chính vững mạnh, phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, trong lần đầu tiên bảng xếp Fortune SEA 500 được công bố, SHB đứng thứ 137 trong các tổ chức có doanh thu lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 17 trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp của Việt Nam. SHB cũng là một trong 5 ngân hàng đóng góp ngân sách lớn nhất trong nhiều năm qua.

Tầm nhìn dài hạn chiến lược của SHB

Không chỉ thực hiện nhận sáp nhập HabuBank, năm 2015, SHB tiếp tục nhận chuyển giao Công ty tài chính tiêu dùng Vinaconex-Viettel, nay là SHBFinance – một bước đi thể hiện tầm nhìn của Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển.

Khi đó, thị trường cho vay tiêu dùng vẫn còn ở mức sơ khai, tiềm năng tăng trưởng chưa hề được nhắc tới. Không ít nhà đầu tư tỏ ra băn khoăn về quyết định có phần "mạo hiểm" này. Không nhiều người nhìn thấy được giá trị của thương vụ nhận chuyển giao công ty tài chính tiêu dùng của SHB tại thời điểm đó, đó là một câu chuyện xa hơn.

SHBFinance sau khi về với SHB trở thành một trong những công ty được cấp vốn điều lệ cao nhất trên thị trường, với quy mô vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do Ngân hàng sở hữu 100% vốn. Qua thời gian phát triển, công ty ghi nhận tăng trưởng ấn tượng, mạng lưới phủ rộng tại khắp các tỉnh thành.

Năm 2021, khi thời điểm thị trường tài chính tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ, nhận thấy thời điểm thích hợp, SHB đã tìm “chàng rể” như ý - Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) để “gả cô gái đẹp” SHBFinance. Đây là thương vụ chuyển nhượng công ty tài chính tiêu dùng có giá trị lớn thứ 2 trên thị trường, vượt cả Techcombank, MB, HDBank trước đó.

Đối tác Krungsri là tập đoàn tài chính lớn thứ 5 tại Thái Lan về tổng tài sản, dư nợ, tiền gửi; thuộc tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG). MUFG được biết đến là tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản và một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới.

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Lễ hoàn tất chuyển nhượng vốn lần đầu giữa SHB và Krungsri

Tháng 5/2023, SHB đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn tại SHBFinance cho đối tác Krungsri. SHBFinance cũng được chuyển đổi từ Công ty Tài chính TNHH MTV thành Công ty Tài chính TNHH theo Quyết định và giấy phép mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 50% vốn điều lệ của còn lại của SHBFinance sẽ được SHB tiếp tục chuyển nhượng cho Krungsri sau 3 năm theo thỏa thuận đã ký.

Năm 2024, Krungsri tiếp tục thể hiện mong muốn khi đề nghị được mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance, trong giai đoạn hai của thỏa thuận chuyển nhượng vốn công ty tài chính.

Thương vụ chuyển nhượng 100% vốn điều lệ SHBFinance sẽ mang lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng. SHB tiếp tục hợp tác với đối tác, phát triển kinh doanh bán lẻ với các nền tảng công nghệ, sản phẩm tiện ích, dịch vụ tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt, SHB sẽ tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi, tiếp tục đầu tư cho quá trình chuyển đổi, số hóa, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới. Điều đó thể hiện tầm nhìn dài hạn, đặc biệt của người lãnh đạo SHB – Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển.

Vững bước trong kỷ nguyên mới

Thương vụ nhận sáp nhập Habubank hay nhận chuyển giao SHBFinance là những dấu mốc đặc biệt trong hành trình phát triển mạnh mẽ xuyên suốt hơn ba thập kỷ của SHB. Bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, SHB tiếp tục tăng tốc, bứt phá với Chiến lược Chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện 2024-2028 tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường và vươn tầm khu vực, quốc tế.

Năm 2024 – năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2023 và vượt kế hoạch ĐHĐCĐ thông qua. Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động (CIR) ở mức 24,5% – nhóm thấp nhất toàn ngành nhờ thúc đẩy số hóa quy trình và ứng dụng công nghệ vào hoạt động, dịch vụ, sản phẩm trên toàn hệ thống.

Mặt khác, Ngân hàng tiếp tục đảm bảo các chỉ số an toàn, thanh khoản, quản trị rủi ro tuân thủ và tốt hơn so với quy định của NHNN. Tỷ lệ an toàn vốn CAR ở mức trên 12% theo tiêu chuẩn Basel II, tỷ lệ rủi ro thanh khoản đạt chuẩn Basel III, hoàn thành mục tiêu kiểm soát nợ xấu theo kế hoạch Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Với kết quả đó, SHB hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu được ĐHĐCĐ giao từ đầu năm, bao gồm: tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng và lợi nhuận trước thuế.

Hòa mình trong dòng chảy lịch sử, là một phần của quốc gia, SHB sẽ tiếp tục bám sát định hướng của Đảng, Chính phủ và kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới người dân. Vững vàng với 4 trụ cột: Cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; Con người là chủ thể; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số. SHB lấy con người và văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng của quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện; lấy khoa học công nghệ, hiện đại hóa làm động lực để bứt phá, dẫn đầu; đổi mới sáng tạo là chìa khóa để bước vào kỷ nguyên mới; lấy phát triển bền vững, ngân hàng xanh làm mục tiêu chiến lược dài hạn.

Với tinh thần không ngừng đổi mới mỗi ngày, SHB sẽ tiếp tục kiên định theo 6 giá trị văn hóa cốt lõi “Tâm – Tin – Tín –Tri – Trí – Tầm”, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Ngày 15/3/2025, siêu sự kiện - ngày hội văn hóa với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới” sẽ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Tập đoàn T&T Group (T&T Group) đồng tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội. Sự kiện lấy cảm hứng từ lễ khai mạc thế vận hội Olympic với màn rước đuốc, truyền lửa và các hoạt động thể thao, triển lãm đặc sắc, chương trình âm nhạc đỉnh cao quy tụ 15.000 người là cán bộ nhân viên, người lao động của SHB và T&T Group.

Đặc biệt, “show thực cảnh” hoành tráng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu, với dàn nghệ sĩ hạng A hứa hẹn sẽ tạo nên một đêm tỏa sáng trên sân vận động quốc gia.

Với thông điệp “Nhất tâm - Trí sáng - Vươn tầm”, sự kiện không chỉ là cơ hội tăng cường giao lưu, lan tỏa văn hóa nội bộ mà còn tiếp thêm động lực, thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết tới các cán bộ nhân viên; khẳng định vị thế, tầm vóc của hai tổ chức kinh tế và tâm thế sẵn sàng đồng hành cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó sẽ là dấu son tô điểm vào bức tranh rạng rỡ của đất nước trong một năm nhiều dấu mốc đặc biệt.

Hạ Chi

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data