SSI điểm danh những cổ phiếu triển vọng tháng 3
![]() |
Theo SSI, mặc dù tác động trực tiếp của cuộc xung đột Nga - Ukraine đến Việt Nam không phải quá lớn do tỷ trọng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với các nước trên chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng rủi ro ngắn hạn khi xung đột kéo dài là áp lực lạm phát có thể tăng mạnh và sớm hơn so với dự kiến.
Trong khi đó, liên quan đến kế hoạch tăng lãi suất của Fed, áp lực đối với VND đã phần nào xuất hiện trong thời gian qua, khi USD có xu hướng mạnh lên ở thị trường quốc tế cũng như cán cân thương mại nhập siêu (2 tháng đầu năm ước tính nhập siêu 937 triệu USD) và giai đoạn cao điểm nguồn kiều hối đã qua. Tuy nhiên, SSI cho rằng cán cân thương mại sẽ nhanh chóng được cải thiện khi xuất khẩu hồi phục , qua đó sẽ giúp VND duy trì được sức mạnh.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua lại cho thấy sức chống chịu với rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam khá tốt khi các chỉ số chứng khoán trong nước và chỉ số S&P 500 của Mỹ cho thấy mức độ tương quan khá thấp.
"Chúng tôi cho rằng tác động từ việc Fed nâng lãi suất trong tháng 3 có thể đã được phản ánh phần lớn. Mặt khác, quyết tâm mở cửa nền kinh tế sớm hơn dự kiến kể từ 15/3 là một yếu tố tạo ra kỳ vọng tích cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với diễn biến tăng mạnh của giá hàng hóa, vẫn có thể kỳ vọng vào các biện pháp kiểm soát giá của Chính phủ sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới quá trình phục hồi kinh tế", SSI cho hay.
Về định giá, hệ số P/E của VN-Index năm 2022 hiện ở mức 14,2 lần. SSI duy trì quan điểm mức định giá này đang hấp dẫn hơn so với hầu hết các thị trường chứng khoán trong khu vực. Trong ngắn hạn, biến số về mâu thuẫn Nga - Ukraine mặc dù không tác động lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng vẫn là rủi ro mà nhà đầu tư cần theo dõi và thận trọng.
Các yếu tố tích cực có thể tác động đến thị trường trong tháng 3 bao gồm: (i) kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2022; (ii) kế hoạch định hướng năm 2022 trong mùa đại hội cổ đông đang đến gần.
Về góc nhìn kỹ thuật, chỉ số VN-Index hiện đang trong trạng thái đi ngang giữa vùng kháng cự 1.512 điểm và vùng hỗ trợ 1.470 điểm. Vùng 1.470 điểm là mốc hỗ trợ quan trọng, nếu chỉ số VN-Index giữ vùng hỗ trợ này, đi cùng với thanh khoản cải thiện dần, thì đây là tín hiệu gia tăng tỷ trọng cổ phiếu với kỳ vọng chỉ số sẽ kiểm nghiệm lại vùng đỉnh cũ 1.537 điểm. Ngược lại, nếu bị phá vỡ thì vùng hỗ trợ tiếp theo trên chỉ số VN-Index được xác định quanh vùng 1.440 - 1.423 điểm.
VPB là cổ phiếu ngân hàng được SSI đánh giá là có triển vọng trong tháng này. Luận điểm đầu tư là dự báo lợi nhuận ngân hàng sẽ hồi phục mạnh trong năm 2022, kỳ vọng đạt 18,9 nghìn tỷ đồng (tăng 30%), trong đó khoảng 17 nghìn tỷ đồng đến từ ngân hàng mẹ. Động lực chính cho tăng trưởng là sự trở lại của mảng tài chính tiêu dùng cũng như kỳ vọng về nền kinh tế mở cửa trở lại sẽ giúp các khách hàng có dư nợ được tái cơ cấu khôi phục khả năng trả nợ.
Ngoài ra, VPB còn có yếu tố hỗ trợ từ thương vụ phát hành riêng lẻ. Ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài trong năm 2022. Thương vụ thành công sẽ giúp VPB có bộ đệm vốn tốt hơn và đẩy mạnh tăng trưởng dài hạn.
Bên cạnh đó, SSI điểm danh 8 cổ phiếu triển vọng cho tháng 3/2022, bao gồm: IDC, HAH, TCH, VPB, HPG, MWG, DGC, PNJ.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược
