agribank-vietnam-airlines

Sòng phẳng với đổi đất lấy hạ tầng

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Hình thức đầu tư BT chính là sự hồi sinh của cơ chế đổi đất lấy hạ tầng vốn đã được Chính phủ loại bỏ từ hơn 10 năm trước, nay nên dừng lại chứ không nên tiếp tục thực hiện.
aa
BT đang làm cạn kiệt nguồn lực đất đai
Thanh tra Chính phủ kết luận về các dự án BT, BOT tại TPHCM
Cần đảm bảo hài hòa lợi ích

Mới đây, sau những tranh luận căng thẳng xung quanh đề xuất của Tập đoàn Tuần Châu về việc đổi 5% diện tích đất TP.HCM (12.398ha) lấy dự án “siêu đại lộ” với tổng mức đầu tư 63.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM đã phải ra thông báo tạm dừng tất cả các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) đang thảo luận, đàm phán để chờ quy trình mới.

Sòng phẳng với đổi đất lấy hạ tầng
Dự án đường kết nối cầu Phú Mỹ đầu tư theo hình thức BT tại TP.HCM là một trong số các dự án có nhiều sai phạm về thủ tục đầu tư

Cạn quỹ đất để đổi dự án

Theo Sở KH&ĐT TP.HCM, hiện nay trên địa bàn toàn thành phố có 18 dự án BT với tổng số vốn đầu tư gần 60.000 tỷ đồng. Có thể kể đến một số dự án đang trong quá trình thi công như: dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng; dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng; dự án cầu Thủ Thiêm 2, tổng mức đầu tư 3.100 tỷ đồng.

Một số dự án khác như: dự án đường vành đai 2, cầu Thủ Thiêm 4 cũng được TP.HCM dự kiến thực hiện theo hình thức BT. Hồi tháng 9/2017, trong một văn bản giải trình với Bộ KH&ĐT, TP.HCM cũng dự kiến sẽ dùng 16 khu đất để đổi lấy việc xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối giữa quận 7 với quận 2 với tổng mức đầu tư khoảng 5.200 tỷ đồng.

Với việc Tập đoàn Tuần Châu đề xuất đổi 5% tổng diện tích đất của TP.HCM lấy dự án siêu đại lộ, cộng với việc số liệu của Sở KH&ĐT TP.HCM cho rằng hiện nay có khoảng 130 nhà đầu tư khác đang kiến nghị được tham gia đầu tư các dự án PPP (bao gồm các dự án BT) trên địa bàn thành phố thì có thể khẳng định rằng nếu đáp ứng tất cả các nguyện vọng của các nhà đầu tư thì TP.HCM gần như sẽ không còn quỹ đất sạch để thanh toán cho các DN. Bởi chỉ một dự án đại lộ ven sông Sài Gòn theo kế hoạch của Tập đoàn Tuần Châu có mức vốn 63.000 tỷ đồng đã có thể đổi lấy 5% diện tích đất toàn thành phố thì với 60.000 tỷ đồng của các dự án BT có sẵn, cộng với 380.000 tỷ đồng đăng ký đầu tư của 130 nhà đầu tư mới thì TP.HCM gần như không còn đất để thanh toán cho các dự án nữa do hiện nay diện tích của TP.HCM chỉ khoảng 209.600 ha.

Nên bỏ hẳn đầu tư hình thức BT?

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, dự kiến cuối tuần này một hội thảo về quản lý các dự án BT trên địa bàn TP.HCM sẽ được tổ chức. Tại hội thảo này, chính quyền thành phố sẽ xem xét và đề xuất các giải pháp quản lý các dự án BT nhằm hướng đến mục tiêu công khai, minh bạch, vừa đảm bảo quy định của pháp luật vừa tạo điều kiện, khuyến khích các DN đầu tư.

Tuy nhiên, thay vì tìm kiếm một quy trình mới cho hình thức đầu tư BT một số chuyên gia kinh tế cho rằng, TP.HCM nên bỏ hẳn hình thức đầu tư này vì không còn phù hợp với điều kiện thực tế và dễ xảy ra cơ hội hình thành lợi ích nhóm dẫn tới tham nhũng và thất thoát tài sản.

Cụ thể, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” tại Việt Nam xuất hiện từ giữa năm 1990. Hình thức này là một hình thức vốn hóa tài sản của nhà nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách ở các địa phương. Khoảng 14-15 năm sau khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiên phong đổi đất lấy hạ tầng, các địa phương phát triển rất mạnh hình thức này với tên gọi “sử dụng quỹ đất để phát triển hạ tầng”.

Năm 2004, Nghị định 181 của Chính phủ đã chính thức khai tử cơ chế đổi đất lấy hạ tầng bằng quy định thực hiện đấu giá đất sau khi phê duyệt quy hoạch hạ tầng để lấy tiền xây dựng. Tuy nhiên, Luật Đất đai 9 năm sau đó (năm 2013) lại chấp nhận cơ chế dự án BT mà không có quy định chi tiết về định giá hạ tầng cũng như định giá đất đai để trả cho nhà đầu tư hạ tầng. Vì thế hình thức đầu tư BT chính là sự hồi sinh của cơ chế đổi đất lấy hạ tầng vốn đã được Chính phủ loại bỏ từ hơn 10 năm trước, nay cũng nên dừng lại chứ không nên tiếp tục thực hiện.

Đồng tình với quan điểm trên, tuy nhiên một số chuyên gia lĩnh vực bất động sản cho rằng nếu vẫn phải tiếp tục cơ chế đầu tư BT thì nhất định phải bỏ ngay phương thức chỉ định thầu đối với các chủ đầu tư dự án. Bởi lẽ, cơ chế chỉ định thầu tạo cho các DN đầu tư dự án BT vị thế độc quyền. Họ hoàn toàn có thể nâng giá trị công trình lên gấp 2-3 thậm chí 5-6 lần thực tế mà không vướng vào những hạn chế của pháp luật.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, nếu chính quyền không kiểm soát thỏa đáng, nhà đầu tư theo hình thức BT, sẽ “ăn” cả hai đầu. Theo đó, ở đầu “B” (Building - xây dựng), DN sẽ là người đưa ra dự toán công trình khi nhận thầu. Dự toán này DN thường khai tăng tối đa tổng vốn đầu tư so với giá trị thực tế của dự án để đổi được nhiều đất đối ứng hơn. Trong khi đó, ở đầu “T” (Transfer - chuyển giao), DN nhận lại đối ứng bằng khu đất mà mình đề xuất - vốn là những khu đất tốt, chỉ cần xây dựng hạ tầng cơ bản là có thể bán với giá gấp 5-7 lần lúc nhận từ địa phương.

Trong khi đó, ở góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Xuân Thành cho rằng, xét về bản chất thì nhà đầu tư BT thực ra chính là nhà thầu xây dựng, nhà nước chỉ thuê xây dựng sau đó trả bằng đất. Tuy nhiên, khi làm theo hình thức BT, chủ đầu tư “lách” được quy định, không phải tham gia đấu thầu. Chính vì vậy, hình thức BT ở đây không đúng nghĩa là huy động vốn của khu vực tư nhân.

Để hạn chế những bất cập này theo ông Thành, quy trình thực hiện các dự án BT nên được thực hiện theo cách thức đấu thầu để chọn nhà đầu tư, sau đó nhà nước phát hành trái phiếu công trình, sau khi công trình làm xong, giá trị đất xung quanh dự án tăng lên, nhà nước đấu giá khu đất đó để lấy tiền trả trái phiếu công trình. Làm theo cách này sẽ tạo ra sự minh bạch. Vừa giúp địa phươnghuy động được vốn tư nhân vừa hạn chế sự thất thoát và tính đúng giá trị thực của các dự án.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Niềm tin người mua nhà được củng cố

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Tại cuộc họp về Tiêu điểm Thị trường Bất động sản quý 1/2025 diễn ra mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam nhận định, ba tháng đầu năm 2025, nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hạn chế, với 350 căn hộ và 58 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn mở bán mới.
Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Trong khi thị trường bất động sản liên tục thiết lập những đỉnh giá mới, bỏ xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, thế hệ trẻ đang phải đối mặt với bài toán an cư ngày càng nan giải.
Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Là mái ấm mơ ước của nhiều người thu nhập thấp, nhưng nhà ở xã hội đang trở thành “miếng mồi béo bở” cho những kẻ lợi dụng sự cả tin của người dân để trục lợi. Thời gian gần đây, tại TP. Đà Nẵng, nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi đã bị phát hiện, cho thấy thực trạng đáng lo ngại trong giao dịch nhà ở xã hội…
“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Nhiều lao động trẻ hiện nay vẫn loay hoay với bài toán làm sao có thể sở hữu cho mình căn nhà đầu tiên khi chưa đáp ứng được điều kiện mua nhà ở xã hội và cũng chẳng đủ khả năng tài chính để mua nhà ở thương mại.
Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Những ngày gần đây, thị trường bất động sản tại Quảng Nam, đặc biệt là khu vực giáp ranh TP. Đà Nẵng, đang nóng lên bất thường trước tin đồn về việc sáp nhập hai địa phương. Giá đất tại một số khu vực thuộc thị xã Điện Bàn tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ sốt ảo, thổi giá.
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đà Nẵng: Bất động sản nguy cơ bong bóng, nhà đầu tư cần tỉnh táo

Đà Nẵng: Bất động sản nguy cơ bong bóng, nhà đầu tư cần tỉnh táo

Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản tại Đà Nẵng, đặc biệt tại một số khu vực Hòa Xuân, Nam Hòa Xuân, Tây Bắc chứng kiến một cơn sốt đất nền mạnh. Giá đất tăng chóng mặt trong thời gian ngắn, nhiều lô đất tăng giá từ 30% - 50% so với thời điểm trước Tết nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đằng sau cơn sốt này là những rủi ro lớn mà nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data