Sớm thanh toán song phương VND và RUB
![]() |
Tại cuộc họp báo, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, BIDV và VTB sẽ xây dựng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền hai nước phê duyệt sớm việc thực hiện kênh thanh toán riêng hỗ trợ xuất nhập khẩu. VRB được lựa chọn là NH trung gian thanh toán song phương bằng đồng nội tệ hai nước. Doanh nghiệp Việt – Nga được thanh toán trực tiếp giữa hai đồng tiền VND và RUB.
“Có thể không phải tất cả các DN đều giao dịch bằng hai đồng tiền này (VND-RUB), nhưng những DNNVV có cơ hội tiếp cận vốn rất tốt từ VRB” - ông Andrei Kostin, Chủ tịch VTB nói thêm.
Đại diện phía Việt Nam cho rằng, hai năm qua Việt – Nga đã thí điểm thanh toán song phương giữa hai đồng bản tệ của nhau, giảm được 1,7% tỷ trọng phụ thuộc vào đồng ngoại tệ thứ ba so với mức 97% trước đó. Thanh toán song phương giữa hai đồng bản tệ giúp tiết giảm chi phí cho các nhà thương mại, nhất là trong hoán đổi hàng hóa.
Tuy nhiên, việc thanh toán song phương giữa VND và RUB cũng đặt ra những rủi ro khi giá trị đồng RUB, chẳng hạn như thời gian qua giảm mạnh so với USD trên thị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi các dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá và các nghiệp vụ phái sinh khác của NH để bảo vệ lợi ích cho nhà xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, để tiến tới thanh toán song phương hoàn toàn giữa hai đồng tiền VND – RUB, hiện hai bên Việt – Nga còn phải làm nhiều việc, khi mà hàng hóa qua lại giữa hai quốc gia thuế suất còn cao, và hai nước đều có tập quán tiền mặt, quy định chống rửa tiền còn khác biệt. Tuy vậy, ông Trần Bắc Hà cho rằng, sau khi Hiệp định Liên minh Hải quan Nga – Belarus - Kazakhstan với Việt Nam đi vào thực thi sẽ rất thuận lợi cho doanh nghiệp xuât khẩu qua lại.
Tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Liên bang Nga năm 2014 ở mức trên 2,6 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt mức 10 tỷ USD vào năm 2020.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
