Siết chặt hoạt động vận chuyển gia súc
Thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi luôn là nỗi lo đau đáu của nhiều hộ nông dân và các trang trại nuôi lợn tại khu vực Tây Nguyên, cũng như cả nước. Dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn đối với người dân và ngành nông nghiệp. Trong khi đó, đến thời điểm này tại nhiều địa phương trong cả nước vẫn có nguy cơ tái bùng phát trở lại.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân và chủ các trang trại cần thận trọng khi thực hiện tái đàn. Cùng với đó, tăng cường công tác phòng chống dịch. Đặc biệt là việc vận chuyển lợn chưa qua kiểm dịch từ bên ngoài vào lãnh thổ Việt Nam để tiêu thụ, chủ động ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép lợn qua biên giới không bảo đảm an toàn. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Đăk Lăk đã thành lập Đoàn công tác số 12 đến hai huyện biên giới Buôn Đôn và Ea Súp (2 địa phương cho cùng đường biên giới với nước bạn Campuchia) để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm lợn ra, vào biên giới Việt Nam. Nhất là tại các địa phương có các đường mòn, lối mở khu vực biên giới.
![]() |
Chủ động phòng chống dịch tả lợn châu Phi |
Thực tế kiểm tra tại huyện Ea Súp, công tác kiểm dịch lợn xuất ra khỏi địa bàn đang được nỗ lực thực hiện hiệu quả. Về công tác kiểm dịch lợn xuất từ các hộ nuôi, trang trại ra khỏi địa bàn, tính từ tháng 1/2020 đến cuối tháng 1/2021, các hộ chăn nuôi trên địa bàn đã xuất 4.498 con lợn, nhập 680 con lợn và chưa phát hiện vi phạm.
Cùng với các ngành chức năng, các đơn vị quân đội như đồn biên phòng 737, 735, 741, 739 cũng tham gia, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát trên tuyến Quốc lộ 14C, đường tuần tra biên giới và các đường biên khu vực giáp ranh. Đối với chính quyền cấp cơ sở, các đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động mua bán, kinh doanh, giết mổ lợn tại các chợ trên địa bàn huyện để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Qua đó, vận động các chủ cơ sở giết mổ, các hộ kinh doanh giết mổ lợn chỉ tiếp nhận lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Còn tại huyện Buôn Đôn, công tác kiểm dịch, xuất, nhập lợn được các hộ chăn nuôi, trang trại tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, địa phương này lại có những khó khăn riêng, vì địa bàn rộng, nhiều đường mòn, lối tắt qua lại giữa các địa phương khác nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia súc trái phép không rõ nguồn gốc khá cao. Đặc biệt, tại các khu vực giáp ranh như địa bàn xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn).
Vì vậy, UBND huyện Buôn Đôn tập trung kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa phương. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn trên các tuyến đường chính, các đường mòn ra, vào địa bàn để tiêu thụ.
Trong thời gian đến, huyện Buôn Đôn và Ea Súp cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp kiểm soát lưu thông, phối hợp với cơ quan liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm trong công tác giết mổ, vận chuyển gia súc và các sản phẩm của gia súc qua biên giới. Theo dõi sát tình hình các hoạt động vận chuyển lợn trái phép, các sản phẩm từ lợn không bảo đảm an toàn dịch bệnh trên địa bàn. Đồng thời, chủ động chia sẻ thông tin với các địa phương lân cận để thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn hành vi vi phạm. Tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm từ lợn qua biên giới.
Không riêng tại Đăk Lăk, tại nhiều địa phương trong cả nước cũng đã tăng cường công tác quản lý đối với việc vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia súc trái phép không rõ nguồn gốc.
Nguyên nhân được cho là thời gian qua, giá thịt lợn trong nước vẫn đang cao hơn so với một số quốc gia lân cận. Lợi dụng tình hình đó, các đối tượng buôn lậu thu gom, vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc về Việt Nam để trục lợi. Điều này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm…
Trước thực tế đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia; Ban Chỉ đạo 389 các địa phương, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm thịt lợn qua biên giới. Thành lập đoàn công tác trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm để kiểm tra việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn khi ra, vào Việt Nam.
Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, nếu phát hiện trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn lậu thì phải tiêu hủy và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật...
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
