Shipper bội thu đơn hàng mùa dịch
Đơn hàng tăng gấp đôi ngày thường
Từ 7 giờ sáng, trước các cửa hàng đồ ăn nhanh trên phố Hàng Khay (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều shipper đã đứng xếp hàng chờ sẵn để nhận đơn hàng. Một shipper cho biết, ngày thường đơn giao đồ ăn chỉ khoảng 10 đơn, tuy nhiên kể từ khi dịch bùng phát trở lại trong gần 2 tuần qua, số lượng đơn hàng tăng gấp đôi, có ngày lên tới 25 - 30 đơn. Chủ yếu là đơn hàng đồ ăn tập trung vào buổi trưa và buổi sáng.
![]() |
Shipper bội thu đơn hàng trong mùa dịch |
Sau 20 phút chờ đợi, anh Nguyễn Văn Tuyển (Thanh Xuân, Hà Nội) đã có đơn hàng đầu tiên giao đồ ăn đến phố Hàng Buồm. Theo anh Tuyển, thu nhập của các shipper cộng tác với ứng dụng như Grab phụ thuộc vào từng chuyến đi. Grab tính trên quãng đường di chuyển, đơn hàng online sẽ có mức tính là 7.000 đồng/km và phải trả chi phí cho Grab là 20%, phần còn lại là thu nhập của shipper. Như vậy mỗi đơn hàng giao thành công tài xế sẽ nhận được khoản thù lao khoảng 12.000 - 25.000 đồng tùy khoảng cách, những ngày này nếu chăm chỉ chạy chở khách thêm ngoài giao đồ, một tài xế có thể có thu nhập từ 600.000 - 800.000 đồng.
Không chỉ anh Tuyển, những người shipper khác trong thời điểm dịch Covid-19 hiện nay cũng nhận được nhiều đơn hàng gấp đôi so với bình thường. Chị Nguyễn Thị Huyền bắt đầu lấy xe đi làm từ 8 giờ sáng. Mỗi ngày chị nhận được khoảng hơn 20 đơn hàng. Khác với cảnh ngồi đợi đơn giao như trước, giờ đây đơn báo liên tục nhưng chị Huyền không thể nhận vì đang bận ship. Để đảm bảo an toàn trong quá trình giao đồ, chị Huyền cũng như nhiều shipper khác đã chuẩn bị đầy đủ khẩu trang y tế, găng tay, nước sát khuẩn và đảm bảo khoảng cách giao nhận đồ.
Theo nhiều người giao hàng, trong quá trình di chuyển đến các quán ăn hay nơi giao đồ phải tiếp xúc với nhiều người, chính vì vậy việc phòng hộ cẩn thận không chỉ bảo vệ sức khỏe của tài xế mà còn đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Hiện nay, Hà Nội vẫn cho phép các quán ăn trong nhà được tiếp tục hoạt động với điều kiện đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch. Tuy hầu hết các quán đã lắp đặt kính chống giọt bắn, kê bàn ghế với nguyên tắc giãn cách, chuẩn bị đầy đủ nước sát khẩu cho khách hàng nhưng theo nhiều chủ tiệm, lượng khách đến trực tiếp tại quán giảm hẳn. Thay vào đó, số lượng đơn giao hàng online tăng mạnh. Đơn cử như một quán cà phê trên đường Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) phải bố trí hai nhân viên cùng đứng ở quầy pha chế thì mới có thể làm kịp đơn cho shipper đi giao.
Số lượng đơn online tăng mạnh đã giúp các quán bù đắp được nguồn thu, đỡ khó khăn hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Để đảm bảo phòng dịch, nhiều quán đề nghị shipper xếp hàng với khoảng cách 2m mỗi người và đều phải khử khuẩn trước khi vào lấy đồ. Một số quán ăn đã đóng cửa, không bán trực tiếp, thay vào đó chuyển sang bán online qua mạng xã hội.
Nhiều người chuyển hướng làm shipper
Là lễ tân tại một khách sạn tại quận Long Biên, Hà Nội đã được 3 năm, anh Đinh Quang Vinh cho biết, thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, công việc luôn đều hai ca mỗi ngày, có những ngày cuối tuần đông khách phải làm tăng ca, thu nhập cũng đủ để trang trải cuộc sống và có một khoản tiết kiệm nhỏ.
Tuy nhiên, đã gần 1 năm nay, nhân viên của khách sạn bắt đầu bị cắt giảm do vắng khách. Tuy không trong diện cắt giảm, nhưng một tuần anh Vinh chỉ làm được 3 ca, thu nhập sụt giảm nghiêm trọng. Không đủ tiền sinh hoạt, anh chuyển sang làm shipper trong những ngày không có ca làm.
“Chạy các ứng dụng giao đồ cũng có khoản thu nhập ổn định. Có những tối mình chạy được 400.000 - 500.000 đồng. Vì mới chạy nên mình cũng chưa quen hẳn nên không dám nhận cuốc xa hay chở hàng nặng. Tình hình dịch tiếp tục phức tạp nên mình sẽ làm shipper trong thời gian dài. Nếu ổn, mình sẽ suy nghĩ đến việc chuyển hẳn”, anh Vinh chia sẻ.
Không chỉ các lễ tân khách sạn bị cắt ca, những hướng dẫn viên du lịch đang thất nghiệp tạm thời cũng chuyển hướng sang công việc shipper này. Anh Nguyễn Đức Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) đã đăng ký tài khoản trên một ứng dụng giao đồ ăn và làm được gần 2 tháng nay.
“Ban đầu tôi cũng không quen được với công việc này, dù ngày nắng hay mưa vẫn phải chen chúc trên phố phường Hà Nội, xong lại đứng chờ đơn ở các cửa hàng. Khu tôi ở nhiều sinh viên thuê trọ, nay người ta về quê hết nên các đơn cũng ít. Tôi phải đi ra khu vực khác nơi có nhiều văn phòng, công ty để có nhiều đơn hơn. Trung bình mỗi ngày, thu nhập khoảng 500.000 - 600.000 đồng”.
Theo anh Linh, đơn hàng những ngày gần đây đã tăng nhiều hơn hẳn so với ngày thường, thu nhập cũng theo tăng lên phần nào giúp cuộc sống của anh cũng như bao tài xế khác trở nên khấm khá hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
