Sẽ có quy định mới về dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư quy định về dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng) thay thế Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003 và được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư số 27/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 và số 23/2015/TT-NHNN ngày 04/12/2015).
Cụ thể, về đối tượng được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định tại Luật số 17/2017/QH14, dự thảo Thông tư quy định: Tổ chức tín dụng hỗ trợ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 7 Điều 148đ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 17/2017/QH14.
Tại Điều 6 dự thảo Thông tư quy định, các tổ chức tín dụng duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc: Số dư tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước bình quân trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc (sau đây gọi là dự trữ thực tế) không thấp hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ đó; Số dư tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hằng ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền dự trữ bắt buộc của kỳ đó.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, dự thảo Thông tư bổ sung quy định loại trừ một số đối tượng tổ chức tín dụng không áp dụng Thông tư, gồm: Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động; Tổ chức tín dụng có quyết định thanh lý tài sản, hoặc giải thể, hoặc chấm dứt hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cấp có thẩm quyền.
Tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc
Dự thảo Thông tư quy định theo hướng thống nhất với quy định về nhận tiền gửi tại khoản 13 Điều 14 Luật TCTD, theo đó: Cơ sở tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc là các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận, trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam; Tiền thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu.
Để phù hợp với hệ thống chương trình, công nghệ thông tin quản lý dự trữ bắt buộc theo hướng tập trung hiện nay, dự thảo Thông tư quy định Sở Giao dịch NHNN là đơn vị quản lý dự trữ bắt buộc đối với tất cả tổ chức tín dụng, bao gồm tiền gửi VND và ngoại tệ.
Theo đó, Sở Giao dịch NHNN xác định, thông báo dự trữ bắt buộc cho tổ chức tín dụng; xác định vượt, thiếu dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng; trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho tổ chức tín dụng.
Tin liên quan
Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
