agribank-vietnam-airlines

SCIC chia sẻ kinh nghiệm cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Linh Ly
Linh Ly  - 
Trong hai ngày 17 và 18/4/2019, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Ủy ban Triển khai và Phát triển Cuba đồng tổ chức Tọa đàm “Vai trò của cải cách doanh nghiệp nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”.
aa
Địa phương 'đủng đỉnh', cổ phần hóa ì ạch
Cổ phần hóa DNNN ì ạch do vướng thủ tục đất đai
Năm mới thoái vốn có dễ không?
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN
SCIC chia sẻ kinh nghiệm cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Quang cảnh Tọa đàm

Chia sẻ về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết thời điểm năm 1980, Việt Nam có 12.000 doanh nghiệp nhà nước thì đến năm 2017 số lượng giảm manh, chỉ còn khoảng 526 doanh nghiệp hiện diện tại 11 ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng an ninh. Hầu hết các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam cũng được nhìn nhận có nhiều vấp váp, khó khăn. Ông Trần Văn Tá, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - một trong những người tham gia vào quá trình cổ phần hóa từ những ngày đầu tiên - cho biết: Những năm 1990-1991, Việt Nam chỉ có khái niệm doanh nghiệp nhà nước, chưa biết cổ phần hóa là thế nào. Ngay cán bộ nhân viên trong công ty hoài nghi, lo lắng không ủng hộ.

Việt Nam đã đi từng bước, vừa xây dựng văn bản chính sách, vừa thực hiện và nghiên cứu các thực tiễn thành công của thế giới như mô hình Ủy ban Quản lý giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước SASAC của Trung Quốc. Mô hình doanh nghiệp đầu tư vốn nhà nước như Temasek hay GIC của Singapore, Khazanah của Malaysia… Đến nay, tuy vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa đạt được kết quả như mong muốn, nhưng về cơ bản đã ghi nhận những thành tựu nhất định.

Việt Nam cũng đã đạt được bước tiến quan trọng khi tách được chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước, bằng việc hình thành Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã chuyên môn hóa việc đầu tư vốn nhà nước, thành lập SCIC trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tiếp nhận các doanh nghiệp nhà nước nhỏ còn lại.

Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư vốn, bán và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp với giá tốt nhất và làm thế nào để bán được những doanh nghiệp yếu kém, ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết, SCIC tiến hành việc này qua nhiều giai đoạn: tiếp nhận doanh nghiệp, tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, sau đó là bán cổ phần của nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 1.055 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước hơn 14.800 tỷ đồng. SCIC đã chủ động tái cơ cấu doanh nghiệp, xử lý các tồn tại của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho vốn nhà nước.

Đến nay đa số các doanh nghiệp do SCIC quản lý có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân các năm 2013-2018 đạt từ 19-20%, tổng nguồn thu cổ tức cho nhà nước lũy kế trên 34.000 tỷ đồng.

SCIC đã tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước thành công tại 995 doanh nghiệp, trong đó, bán hết vốn tại 892 doanh nghiệp với doanh thu bán vốn đạt hơn 47.000 tỷ đồng trên giá vốn hơn 11.000 tỷ đồng. Đa số các doanh nghiệp bán vốn chủ yếu quy mô nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả nhưng sau khi được SCIC tái cơ cấu đã trở nên có lãi, kết quả bán vốn thu được gấp hơn 4,2 lần giá vốn.

SCIC tiếp tục đầu tư dự án, đặc biệt là các dự án có trọng điểm, quy mô lớn và phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội để hợp tác triển khai dự án đầu tư trong nước và cơ hội đầu tư ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Cũng tại đây, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT SCIC cho biết Tọa đàm là tiền đề cho quá trình hợp tác cụ thể giữa SCIC và các đối tác của Cuba, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của SCIC nghiên cứu tìm hiểu và đầu tư vào Cuba trong thời gian tới. Ba lĩnh vực nhiều tiềm năng đầu tư của Cuba được nhắc đến là nông nghiệp, dược phẩm và y tế.

Linh Ly

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data