agribank-vietnam-airlines

Sandbox: Không áp dụng theo phong trào

Khuê Nguyễn thực hiện
Khuê Nguyễn thực hiện  - 
Khung pháp lý mang tính thử nghiệm (Regulatory sandbox) cho Fintech ngày càng được nhắc tới nhiều hơn tại Việt Nam. 
aa
Chia sẻ thông tin tài chính sao cho an toàn?
Quản lý Fintech: Mục tiêu cao nhất là an toàn hệ thống
Sandbox: Không áp dụng theo phong trào
Ảnh minh họa

NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Sandbox với mục tiêu là hiện thực hóa các giải pháp tại Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Việc áp dụng cách thức quản lý theo cơ chế thử nghiệm cũng không phải chuyện đơn giản. Thời báo Ngân hàng đã có trao đổi nhanh với TS. Châu Đình Linh – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này.

Vì sao sandbox được xem là cơ chế phù hợp để khuyến khích những lĩnh vực mới như Fintech phát triển, thưa ông?

Mô hình thử nghiệm sandbox được đề cập tại Hoa Kỳ từ năm 2012 và được khởi xướng tại Anh quốc năm 2015; sau đó được triển khai ở châu Á như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc... và tới khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan...

Sandbox giống như một cơ chế đặc thù để thử nghiệm những mô hình mới chưa được hình thành, chưa có tiền lệ trong quá khứ. Cơ chế sandbox cho phép chúng ta có thể chấp nhận mô hình mới để thử nghiệm trong một khung nhất định về không gian, thời gian, những yếu tố thử nghiệm pháp lý. Từ đó tạo ra một mô hình hoàn chỉnh, hình thành khung pháp lý hoàn chỉnh cho mô hình đó.

Đơn cử một ví dụ, P2P Lending tại Việt Nam chưa có một cơ chế pháp lý ràng buộc để tạo ra luật chơi cho vay ngang hàng nên bắt buộc phải có sự thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm sẽ đưa ra những điều chỉnh để cuối cùng tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, đó gọi là sandbox.

Ông có thể nêu một vài trường hợp đã xây dựng regulatory sandbox cho Fintech tại Đông Nam Á?

Cuối năm 2016, cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) đã công bố Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính để khuyến khích và cho phép thử nghiệm các giải pháp sử dụng công nghệ sáng tạo để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính. Những thử nghiệm này được tiến hành trong một không gian và thời gian được xác định rõ ràng và với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ cho hệ thống tài chính của Singapore. MAS có thể gia hạn về thời gian để tiến hành thử nghiệm trong khung pháp lý sandbox.

Hướng dẫn này cũng đặt ra những yêu cầu, nguyên tắc đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực tài chính muốn tham gia vào khung pháp lý sandbox. Một trong những tiêu chuẩn là các dịch vụ tài chính phải có tính mới, hay công nghệ sử dụng dịch vụ đó phải sáng tạo.

Hay như NHTW Thái Lan cũng tiến hành rà soát các ứng dụng blockchain cho mục đích xác thực tài liệu, tài trợ chuỗi cung ứng và thanh toán qua biên giới. Điều này được thực hiện thông qua một sandbox được hợp pháp hoá của NHTW. Avatec - nền tảng công nghệ dịch vụ tài chính chuyên về các giải pháp cho vay kỹ thuật số mới đây cũng đã công bố một công ty con là PT. Avatec Services Indonesia được cơ quan quản lý Indonesia chấp thuận là nhà cung cấp giải pháp chấm điểm tín dụng trong chương trình sandbox đổi mới tài chính kỹ thuật số của quốc gia này...

Vậy theo ông, quy trình thử nghiệm này ở Việt Nam nên được xây dựng thế nào?

Thực tế, không phải theo phong trào cứ mới là áp dụng sandbox mà cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Xét về tổng thể, Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế số. Trong đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có sự xuất hiện của các mô hình mới bắt buộc phải chuyển đổi theo. Mô hình sandbox hình thành có thể loại trừ những hoạt động không lành mạnh, gây bóp méo thị trường và sai lệch mô hình chính thống.

Thêm nữa, áp dụng sandbox phải đòi hỏi mức độ thận trọng và xem xét kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác đã xảy ra những biến tướng nào để từ đó có cơ chế kiểm soát và cảnh báo sớm những rủi ro có thể xuất hiện.

Chúng ta đang có yếu tố thuận lợi khi tinh thần khởi nghiệp, khát khao thực hiện những mô hình mới đang rất tích cực, cộng thêm sự hỗ trợ và khuyến khích từ phía Chính phủ. Vấn đề ở đây là có sự sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về lĩnh vực, rủi ro và thứ tự ảnh hưởng ngành nghề liên quan khác. Lĩnh vực nào rủi ro cao cần có cơ chế cảnh báo sớm, đồng thời có cơ chế kiểm soát cho lĩnh vực đó.

Phải đặt ra thời hạn cho khung thử nghiệm của một lĩnh vực nhất định từ đó mọi cơ quan, nhân sự, mô hình cùng nhau thực hiện cam kết đảm bảo thời hạn đó, đưa ra được khung pháp lý cuối cùng. Cơ bản nên mạnh dạn triển khai để chuyển đổi nền kinh tế số và tạo động lực mới để phát triển kinh tế. Đồng thời, thận trọng về yếu tố rủi ro, hướng đến khung pháp lý hoàn chỉnh và đạt lợi ích cho các bên tham gia.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Khuê Nguyễn thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data