Sản xuất toàn cầu suy giảm
Kết quả khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy, hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm do các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm. Cụ thể chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất Mỹ đã giảm xuống 46,3 điểm trong tháng 3 từ mức 47,7 điểm trong tháng 2, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020.
Đây là tháng thứ năm lĩnh vực sản xuất tại Mỹ bị thu hẹp (chỉ số PMI dưới ngưỡng 50 điểm). Nguyên nhân một phần do việc Fed tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát đã khiến sản xuất gặp khó khăn kép khi mà chi phí sản xuất tăng, trong khi nhu cầu mua sắm hàng hóa giảm. Nhu cầu cũng có thể chịu thêm áp lực sau sự sụp đổ gần đây của hai ngân hàng Mỹ đã gây căng thẳng cho lĩnh vực tài chính.
![]() |
Ảnh minh họa |
“Mặc dù việc mở rộng mạng lưới cung ứng và đầu tư vào năng lực sản xuất trong nước có thể hỗ trợ hoạt động của các nhà máy, nhưng việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tín dụng có thể là một trở ngại trong tương lai”, Rubeela Farooqi - Nhà kinh tế trưởng về Mỹ tại High Frequency Economics cho biết.
Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hoạt động sản xuất trong khối cũng sụt giảm thêm vào tháng trước. Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của khu vực do S&P Global thực hiện đã giảm xuống 47,3 điểm trong tháng 3 từ mức 48,5 điểm của tháng 2, tháng thứ 9 liên tiếp nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
Còn tại châu Á, mặc dù sự gián đoạn nguồn cung do đại dịch gây ra gần như đã kết thúc, nhưng nhu cầu yếu và tăng trưởng toàn cầu chậm lại đã nổi lên như những rủi ro đối với nhiều nền kinh tế châu Á.
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu, đều chứng kiến hoạt động sản xuất bị thu hẹp trong tháng 3; trong khi tăng trưởng ở Trung Quốc bị đình trệ, làm nổi bật thách thức mà châu Á phải đối mặt khi các nhà chức trách cố gắng kiểm soát lạm phát và chống lại những cơn gió ngược từ nhu cầu toàn cầu đang chững lại.
“Với việc tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn yếu trong những quý tới, chúng tôi cho rằng sản lượng sản xuất ở châu Á sẽ tiếp tục chịu áp lực”, Shivaan Tandon, chuyên gia kinh tế châu Á mới nổi tại Capital Economics cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
