Sân chơi mới cho doanh nghiệp Việt
![]() | Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới |
![]() | Mùa mua sắm cuối năm: Cơ hội để thương mại điện tử bứt phá |
![]() | Xuất khẩu qua thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội mới |
Nhưng những chuyện lùm xùm thời gian gần đây, khi người mua hàng qua mạng nhận phải hàng giả, bị tráo đổi hoặc không đúng số lượng... dù không phải là phổ biến, chỉ là một số "con sâu làm rầu nồi canh". Song kiên quyết dẹp nạn "buôn gian, giao lận" cần vai trò của cơ quan quản lý và hội bảo vệ người tiêu dùng không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn giúp xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tối ưu hóa những lợi ích mà thương mại điện tử mang tới cho các doanh nghiệp.
![]() |
Giao diện gian hàng Việt trực tuyến |
Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và thậm chí tăng trưởng doanh số bất chấp cuộc khủng hoảng dịch bệnh và hơn thế nữa, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) chủ trì, hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam - nơi tập hợp các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất Việt, đã thiết lập một kênh mua sắm trực tuyến an toàn với tên gọi "Gian hàng Việt trực tuyến". Đây sẽ là kênh hỗ trợ hiệu quả thiết thực hơn cho hàng Việt Nam chất lượng cao đến với người tiêu dùng, thúc đẩy phân phối tại thị trường nội địa thông qua thương mại điện tử.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, Gian hàng Việt sẽ nằm ở trang đầu trên các sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, Voso (Viettel Post)... Các sản phẩm trong Gian hàng Việt được lựa chọn là những thương hiệu Việt uy tín, chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi nhà sản xuất, hồ sơ doanh nghiệp do Bộ Công thương kiểm tra, đánh giá.
Quan trọng hơn, “Gian hàng Việt trực tuyến” giúp người tiêu dùng mua sắm hàng Việt qua kênh thương mại điện tử với chất lượng đảm bảo, chi phí thấp, góp phần đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng qua thương mại điện tử khi mua sắm trực tuyến. Đây cũng là nơi các nhà sản xuất Việt mở thêm kênh phân phối mới, hiện đại, hỗ trợ mở rộng đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất Việt tới mọi tỉnh, thành phố trên cả nước; từng bước giúp các doanh nghiệp sản xuất Việt, doanh nghiệp địa phương ổn định kinh doanh và phục hồi sản xuất trong giai đoạn bình thường mới.
Khi thương mại điện tử càng phát triển thì trường hợp người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng, hàng hóa không như cam kết ban đầu càng nở rộ... đã làm suy giảm niềm tin của khách hàng. Theo chia sẻ của các chuyên gia là do các sàn thương mại điện tử hiện nay chưa có chế tài rõ ràng, không quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên liên quan dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cứ trà trộn tràn lan, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến cả những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Vì vậy, Gian hàng Việt ra đời với sự quản lý sát sao của Bộ Công thương sẽ là điểm tựa để các doanh nghiệp Việt tin tưởng đưa sản phẩm của mình vào quảng bá, giới thiệu tới người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn chưa có hồi kết, xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến và là xu hướng tất yếu của tương lai, các doanh nghiệp lại được tiếp cận thêm nhiều giải pháp cụ thể và thiết thực khác trong phân phối hàng hoá trên thương mại điện tử như các giải pháp về tài chính điện tử, chuyển đổi số doanh nghiệp, giải pháp quản lý chất lượng, nguồn gốc xuất xứ thông qua công nghệ mã QR code (iCheck)… “Gian hàng Việt trực tuyến” được xem là biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt phục hồi sản xuất và tiếp cận thị trường qua phương thức phân phối hiện đại.
Ở chiều ngược lại, Gian hàng Việt còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi số tốt hơn, vì khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp giải pháp chuyển đổi số thì trí tuệ tập thể cao hơn, sẽ giúp chi phí thấp hơn và cách làm sáng tạo hơn. Trước mắt, chương trình sẽ triển khai trên 3 sàn thương mại điện tử lớn là Sendo, Voso và Tiki, sau đó sẽ mở rộng ra các sàn thương mại điện tử khác ở Việt Nam và cả những sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới, ông Đặng Hoàng Hải thông tin thêm.
Phân tích sâu hơn về sự bảo trợ của Bộ Công thương, như hỗ trợ việc phân phối hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử hiện đại, các chính sách ưu đãi để doanh nghiệp vận hành shop, bán hàng hiệu quả thông qua các công cụ truyền thông, marketing, hỗ trợ vận chuyển logistics để phân phối rộng khắp... Doanh nghiệp tham gia chỉ cần bỏ chi phí mở shop trên các sàn, chuẩn bị hàng hóa chất lượng, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nguồn lực con người để vận hành và bán hàng trên nền tảng mới... Ông Bùi Huy Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, có niềm tin rằng, Gian hàng Việt sẽ là nơi phân phối các sản phẩm Việt, các hàng hóa đã có thương hiệu, hàng OCOP, hàng Việt Nam chất lượng cao...
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
