Sabeco trên đường trở lại
![]() | Xử lý truy thu thuế tại Sabeco và Habeco |
![]() | Sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu Sabeco tạm nộp 2.495 tỷ đồng vào NSNN |
Trong bối cảnh ngành đồ uống có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, đi kèm áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các nhãn hàng ngoại như Tiger, Heineken kết quả đạt được của Sabeco có thể xem là rất tích cực, khẳng định những nỗ lực tái cơ cấu mà DN này triển khai trong thời gian qua là đúng hướng.
![]() |
Nhiều khả năng kết quả kinh doanh Sabeco năm nay sẽ về đích sớm hơn dự định |
Sau khi chi ra kỷ lục gần 5 tỷ USD để thâu tóm Sabeco, áp lực cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh dành cho Tập đoàn Thaibev là rất lớn. Đơn giản, đây là một trong những tập đoàn lớn nhất, có bộ máy phức tạp nhất với hơn 40 thành viên trải rộng khắp cả nước. Đó là lý do vì sao Thaibev dành cả năm 2018 để tái cơ cấu lại Sabeco theo hướng tinh gọn hơn, loại bỏ các tài sản kém sinh lợi. Vì thế lợi nhuận ròng của công ty chỉ đạt 4.177 tỷ đồng trong năm 2018, giảm mạnh 11% so với năm trước đó.
Nhưng đây được xem là bước đi lùi cần thiết để tiến thêm 2 bước. Kết quả tăng trưởng ở mức hai con số trong quý I/2019 cho thấy chiến lược tái cơ cấu của Sabeco là đúng hướng. Trong đó, tăng trưởng doanh thu chủ yếu được dẫn dắt bởi mảng bia với doanh thu tăng mạnh 20% so với cùng kỳ năm trước, nhưng biên lợi nhuận tăng chậm hơn (tăng 12,7%) một phần do tác động từ giá nguyên liệu đầu vào cao. Giá cổ phiếu Sabeco đã hồi phục đáng kể từ mức 200.000 đồng/cổ phiếu lên 273.000 đồng/cổ phiếu từ cuối tháng 6/2019.
Có thể thấy triển vọng của Sabeco đang được các yếu tố cơ bản hỗ trợ tốt, như kinh tế tăng trưởng khả quan và tầng lớp trung lưu đang gia tăng với tốc độ nhanh. Năm 2018, bia tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu ngành F&B, với tổng sản lượng tiêu thụ hơn 4,67 tỷ lít, tốc độ tăng trưởng đạt 7% so với cùng kỳ.
Dự báo đến năm 2020, sản lượng bia toàn ngành sẽ đạt từ 4 - 4,25 tỷ lít/năm, đến 2035 sản xuất 5,5 tỷ lít bia. Sức hấp dẫn đó đang thu hút nhiều sự quan tâm của các tập đoàn bia quốc tế. Dù vậy, cuộc chiến giành thị phần là rất khốc liệt, do hơn một nửa thị phần đang rơi vào tay các thương hiệu lâu năm.
Theo Công ty Chứng khoán Bản Việt, thị trường bia Việt Nam đang được phân chia và thống trị bởi 4 thương hiệu lớn: Sabeco, Heineken, Habeco và Carlsberg. Nếu quá trình thoái vốn nhà nước tại Habeco tiếp tục trì hoãn, Habeco và Carlsberg sẽ dần mất thị phần vào tay Sabeco và Heineken. “Dựa theo số liệu từ Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, chúng tôi dự phóng thị phần của Sabeco sẽ tăng từ 42,6% trong năm 2018 lên 45,5% trong năm 2021, được dẫn dắt bởi sản phẩm Saigon Special”, Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận định.
Sự hỗ trợ từ cổ đông lớn có tiềm lực mạnh về tài chính và mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả trong nước và quốc tế như Thaibev tạo điều kiện thuận tiện cho Sabeco phát triển hơn nữa thương hiệu, thông qua các chương trình marketing có quy mô lớn, cũng như tăng trưởng chiết khấu hỗ trợ cho các đại lý bán hàng.
Đơn cử như năm ngoái, Sabeco đã trở thành nhà tài trợ áo đấu cho Đội Leicester City (Anh quốc), tổ chức sự kiện đại nhạc hội “Saigon Special Beach Festival”, chương trình “Uống mừng thành công, trúng xe sang” và chương trình “Uống mừng Việt Nam” đồng hành cùng AFF Suzuki Cup 2018. Trong quý I/2019, công ty cũng mạnh tay chi ra hơn 345 tỷ đồng để làm quảng cáo, tiếp thị, tăng đến 182% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2019 Sabeco đặt mục tiêu đạt 38.871 tỷ đồng doanh thu, tăng 7,52% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.717 tỷ đồng, tăng 6,66%. Về sản lượng, Sabeco đặt mục tiêu đạt 1.908 triệu lít bia các loại, tăng 5,87% so với năm 2018. Với kết quả thực tế trong quý I/2019, nhiều khả năng mục tiêu kinh doanh cả năm sẽ nhanh chóng đạt được.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát
