agribank-vietnam-airlines

Rủi ro môi trường điện toán đám mây với lĩnh vực ngân hàng

Tổ chức tài chính cần nhận thức rõ trách nhiệm về quản lý rủi ro bảo mật dữ liệu, tuân thủ theo luật định hay tính khả dụng của dữ liệu. Bên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây cần hiểu rõ trách nhiệm của mình ở đâu và của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thế nào, từ đó áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp tương ứng.
aa

Điện toán đám mây (cloud computing) mang lại sự linh hoạt, tiện lợi và khả năng mở rộng nhanh chóng. Theo báo cáo gần đây của IDC Financial Insights, “Xu hướng dịch chuyển lên môi trường điện toán đám mây của các ngân hàng ở Châu Á / Thái Bình Dương năm 2022: Điện toán đám mây thực sự trở thành yếu tố kinh doanh quan trọng”, điện toán đám mây đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của các ngân hàng nhằm đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh trong các dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Đây là một bước nhảy vọt sau nhiều năm trì hoãn môi trường đám mây, do những rào cản quy định ban đầu mà các ngân hàng phải vượt qua.

rui ro moi truong dien toan dam may voi linh vuc ngan hang
Ông Phó Đức Giang, Giám đốc, An ninh mạng và Bảo mật thông tin, Công ty TNHH Dịch vụ An toàn Thông tin PwC Việt Nam

Theo nghiên cứu, ngân sách điện toán đám mây tiếp tục tăng, với 92% ngân hàng trong khu vực Châu Á / Thái Bình Dương được khảo sát có kế hoạch tăng chi tiêu cho điện toán đám mây vào năm 2022 so với 89% vào năm 2020.

Các ngân hàng đang ở môi trường hỗn hợp và đa đám mây. Khoảng 93% dự kiến sẽ hoạt động trong môi trường hỗn hợp và đa đám mây vào năm 2023. Tại Việt Nam, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã xây dựng các chương trình chuyển đổi số quốc gia ưu tiên lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, điện toán đám mây có thể coi là giải pháp trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi số.

Tuy nhiên, các tổ chức tài chính không phải là đơn vị duy nhất dịch chuyển lên điện toán đám mây. Tội phạm mạng cũng sẽ có xu hướng dịch chuyển mục tiêu tấn công lên môi trường điện toán đám mây.

Những rủi ro phổ biến với các tổ chức tài chính và cách ngăn chặn

Đầu tiên là rủi ro về trách nhiệm và dữ liệu. Mỗi loại dịch vụ điện toán đám mây tương ứng với mô hình trách nhiệm hay bảo mật dữ liệu khác nhau.

Tổ chức tài chính cần nhận thức rõ trách nhiệm về quản lý rủi ro bảo mật dữ liệu, tuân thủ theo luật định hay tính khả dụng của dữ liệu. Bên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây cần hiểu rõ trách nhiệm của mình ở đâu và của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thế nào, từ đó áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp tương ứng.

Về cơ bản, để giảm thiểu rủi ro liên quan tới dữ liệu trên môi trường điện toán đám mây thì tổ chức tài chính cần yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phân chia vùng quản lý, sử dụng và lưu trữ dữ liệu giữa các khách hàng cùng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây với nhau. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chủ động tự áp dụng các biện pháp mã hóa dữ liệu hay thiết lập mã hóa dữ liệu có sẵn trên hệ thống điện toán đám mây để bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp.

rui ro moi truong dien toan dam may voi linh vuc ngan hang
Ông Lê Thái Thuyên, Trưởng phòng, An ninh mạng và Bảo mật thông tin, Công ty TNHH Dịch vụ An toàn Thông tin PwC Việt Nam

Kế tiếp, quản lý rủi ro tuân thủ theo quy định pháp lý, các thông lệ, chuẩn mực trên môi trường điện toán đám mây là cần thiết. Đối với các tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính, bên cạnh việc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tổ chức đó phải tuân thủ theo các văn bản, thông tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, cụ thể như:

- Đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở nên cần đánh giá rủi ro công nghệ thông tin và thực hiện đánh giá sự tuân thủ của nhà cung cấp điện toán đám mây định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có nhu cầu.

- Bên thứ ba phải cung cấp: công cụ kiểm soát chất lượng dịch vụ đám mây; phải có quy trình giám sát, kiểm soát chất lượng dịch vụ đám mây.

- Thực hiện trả lại hoặc hỗ trợ chuyển toàn bộ dữ liệu triển khai và dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ về cho tổ chức.

- Xóa toàn bộ dữ liệu của tổ chức trong một khoảng thời gian xác định.

Cuối cùng, rủi ro về tính sẵn sàng và khả năng phục hồi của hệ thống thông tin các tổ chức trên môi trường điện toán đám mây cũng cần được xem xét nghiêm túc. Việc thuê ngoài cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nhà cung cấp điện toán đám mây có thể làm tăng rủi ro liên quan tới tính vận hành liên tục trong hoạt động kinh doanh, vì lý do cơ bản là hệ thống thông tin sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức. Chẳng hạn như rủi ro mất kết nối đến môi trường điện toán đám mây hay sự cố hệ thống trên môi trường điện toán đám mây không hoạt động đúng cách.

rui ro moi truong dien toan dam may voi linh vuc ngan hang
Minh họa trách nhiệm của nhà cung cấp điện toán đám mây và trách nhiệm của khách hàng- Đối tượng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.

Năm 2019, Ngân hàng Capital One tại Mỹ xảy ra một vụ vi phạm dữ liệu lớn. Một tin tặc đã có được quyền truy cập vào tài khoản và ứng dụng thẻ tín dụng của khách hàng Capital One. Tin tặc bị cáo buộc đột nhập vào máy chủ Capital One và giành quyền truy cập vào 140.000 số An sinh xã hội, 1 triệu số Bảo hiểm xã hội Canada và 80.000 số tài khoản ngân hàng, ngoài một số không được tiết lộ về tên, địa chỉ, điểm tín dụng, hạn mức tín dụng của mọi người, số dư và thông tin khác, theo ngân hàng và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.

Một đơn tố cáo hình sự cho biết tin tặc đã cố gắng chia sẻ thông tin với những người khác trên mạng. Người này sống ở Seattle, trước đây đã từng là kỹ sư phần mềm của công ty công nghệ Amazon (AMZN) Web Services, công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây mà Capital One đang sử dụng. Kẻ đột nhập có thể có quyền truy cập bằng cách khai thác tường lửa ứng dụng web (WAF) bị cấu hình sai, theo hồ sơ tòa án.

Capital One cho biết họ sẽ thông báo cho những người bị ảnh hưởng bởi vi phạm và sẽ cung cấp dịch vụ giám sát tín dụng và bảo vệ danh tính miễn phí. Công ty dự kiến sẽ phải chịu từ 100 triệu đến 150 triệu USD chi phí liên quan đến vụ việc, bao gồm thông báo cho khách hàng, giám sát tín dụng, chi phí kỹ thuật và hỗ trợ pháp lý do sự cố bảo mật này. Cổ phiếu của Capital One đã sụt giảm 5% sau đó.

Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính tại Việt Nam

Như vậy để giảm thiểu rủi ro, các tổ chức tài chính khi dịch chuyển các dịch vụ trọng yếu lên môi trường điện toán đám mây nên đánh giá rủi ro công nghệ và tuân thủ với các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây định kỳ hoặc đột xuất, nêu rõ các yêu cầu cam kết chất lượng dịch vụ và xóa dữ liệu khi cần trong hợp đồng. Bên cạnh đó, cần chủ động áp dụng các biện pháp mã hóa dữ liệu hay thiết lập mã hóa dữ liệu có sẵn trên hệ thống điện toán đám mây để bảo vệ dữ liệu của tổ chức và sử dụng các hệ thống dự phòng khác nếu sự cố xảy ra.

Phó Đức Giang - Lê Thái Thuyên

Tin liên quan

Tin khác

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Bà Giang Bảo Châu, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam chia sẻ: PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam có thể trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể dẫn dắt sự thay đổi và kiến tạo ngành thuế minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Báo cáo về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã làm rõ những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia. Từ việc thu hẹp ưu đãi thuế đến chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển (R&D), dự thảo không chỉ phản ánh xu hướng cải cách thuế quốc tế mà còn đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?
Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Đa số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các mục tiêu được khoa học xác thực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi xanh.
Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Báo cáo "Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025" cho thấy, ba yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.
Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường đang chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ “khủng”, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Ngày 14/2, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 174/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 28 Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC với chủ đề “Không ngừng đổi mới”, 1.520 CEO trong khu vực tham gia khảo sát đã thể hiện sự tự tin về nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng doanh thu và tính khả thi lâu dài của doanh nghiệp. Một số đã gặt hái được lợi ích từ AI và các hành động về khí hậu. Mặc dù đã có những bước tiến trong chuyển đổi kinh doanh, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và sáng tạo.
Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data