agribank-vietnam-airlines

Quyền lợi của khách hàng khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phá sản

Trần Trọng Triết
Trần Trọng Triết  - 
Quyền lợi của khách hàng được giải quyết thế nào nếu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phá sản?
aa
Tăng cường kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Điều kiện cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Theo quy định mới, nếu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, khách hàng sẽ được Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng...

Quyền lợi của khách hàng khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phá sản

Ngày 01/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Nghị định 46 có các quy định chi tiết về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Theo Nghị định, quỹ này do Bộ Tài chính quản lý, quyết định sử dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng mục đích. Nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiểu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.

Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành, toàn bộ số dư của quỹ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ. Bộ Tài chính tự thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của quỹ. Tổ chức này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.

Quỹ này được sử dụng để chi trả cho người được bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, mất khả năng thanh toán.

Cụ thể, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quỹ được chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng Việt Nam/người được bảo hiểm/hợp đồng.

Tương tự, đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.

Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài còn nợ quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, nghị định quy định doanh nghiệp phải chịu số tiền chậm nộp quỹ với mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm nộp quỹ và thời gian tính tiền chậm nộp quỹ được tính liên tục kể từ ngày nghị định này có hiệu lực đến ngày liền kề trước ngày số tiền được nộp vào ngân sách.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải hoàn thành việc nộp số tiền còn nợ quỹ và số tiền chậm nộp quỹ trước ngày 1/1/2024.

Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu từ ngày 01/7/2023 trừ các quy định sau có hiệu lực từ ngày 1/1/2023: Điều 33, Mục 6 Chương II, các Điều 81, 82, 83, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 93 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Trần Trọng Triết

Tin liên quan

Tin khác

Tất toán nợ xấu, người dân có được tiếp tục vay ngân hàng?

Tất toán nợ xấu, người dân có được tiếp tục vay ngân hàng?

Thời gian vừa qua, có nhiều trường hợp khách hàng băn khoăn sau khi đã tất toán khoản nợ xấu thì bao lâu sau được vay vốn tiếp, vì thông tin nợ xấu vẫn còn lưu giữ tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

Chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking gồm những gì?

Khoản 6, Điều 7, Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định 8 chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking, gồm:

Người có mức sống trung bình có được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội?

Người dân có mức sống trung bình, không có tài sản đảm bảo nhưng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có được không?

Thành viên Quỹ TDND có phải cung cấp các thông tin theo quy định của Luật Các TCTD hay không?

Thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân sở hữu 01% vốn điều lệ trở lên của Quỹ Tín dụng nhân dân có phải cung cấp cho Quỹ Tín dụng nhân dân các thông tin theo quy định tại Khoản 2 – Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 không?

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định như thế nào?

Khi giao dịch, một số tờ tiền của tôi được xác định là tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Vậy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là gì và được quy định như thế nào? Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông có thu đổi được không và đơn vị, tổ chức nào thực hiện thu đổi? Câu hỏi của chị TH đến từ TP. Hồ Chí Minh.

Thay đổi nào TCTD phải được chấp thuận của NHNN theo Luật Tổ chức tín dụng 2024

Những thay đổi nào của tổ chức tín dụng phải được NHNN chấp thuận theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Những trường hợp không được cấp tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Những trường hợp nào không được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Quy định mới thứ tự ưu tiên thanh toán xử lý nợ xấu tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định mới về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu như thế nào?

4 khoản vay có giá trị nhỏ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024

04 khoản vay có giá trị nhỏ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là những khoản vay nào?

Một số quy định mới về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Quy định mới về giới hạn cấp tín dụng theo hướng dẫn tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như thế nào?
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data