Quỹ Phát triển DNNVV: Thêm sức ép cạnh tranh cho NH
![]() | Ra mắt Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa |
![]() | Lãi suất vay trung dài hạn của Quỹ phát triển DNNVV là 7%/năm |
![]() | Quỹ phát triển DNNVV không được nhận tiền gửi, vay thương mại |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho ra mắt Quỹ Phát triển DNNVV (SMEDF). Đây là tín hiệu vui với cộng đồng DNNVV khi họ có thêm sự hỗ trợ đắc lực về nguồn vốn. Tuy nhiên, sự kiện này cũng khiến chúng ta…nhớ ra Quỹ Bảo lãnh tín dụng – những đơn vị được thành lập từ hơn 10 năm nay cũng vì mục đích hỗ trợ DNNVV. Họ đã hoạt động thế nào, giờ đã ra sao?
![]() |
SMEDF thêm động lực để DNNVV lớn mạnh, tạo đà phát triển kinh tế đất nước |
Hiện trên cả nước có hơn 20 Quỹ Bảo lãnh tín dụng ở khắp các tỉnh, thành phố, nhưng số lượng quỹ làm tốt nhiệm vụ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một hội thảo gần đây về Quỹ Bảo lãnh tín dụng đã chỉ ra rằng, hiệu quả của Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV sau hơn 10 năm hoạt động vẫn ở mức cầm chừng hoặc “dậm chân tại chỗ”.
Một trong những nguyên nhân của sự hoạt động cầm chừng này, theo các chuyên gia phần lớn là do bản chất của mối quan hệ bảo lãnh giữa DN, NH và Quỹ đã không tạo được động lực cho sự phát triển.
Ví dụ, theo quy định hiện hành, đối với những DN vay vốn từ Quỹ, nhưng không may xảy ra rủi ro thì trách nhiệm “gánh vác” là Quỹ Bảo lãnh, trong khi NHTM lại là người được hưởng lợi qua lãi suất cho vay.
Bên cạnh đó, hiện Quỹ Bảo lãnh tín dụng ở các địa phương trực thuộc Quỹ đầu tư phát triển địa phương, chi nhánh NH phát triển quản lý và điều hành cũng là một vướng mắc khi tính độc lập chưa cao, còn có phần cứng nhắc. Vậy SMEDF có khắc phục được những vấn đề này?
SMEDF có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Năm 2016, SMEDF sẽ ủy thác nguồn vốn cho NH Phát triển Việt Nam hoặc các NHTM cho vay các DNNVV (đạt yêu cầu, quy định của Quỹ) với mức lãi suất ưu đãi 5,5%/năm đối với khoản vay ngắn hạn; và 7% đối với vay trung, dài hạn. Hiện tại, đã có ba NHTM được lựa chọn nhận uỷ thác từ SMEDF là Vietcombank, BIDV và HDBank.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mục đích sự ra đời của SMEDF là giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN; hỗ trợ DN đổi mới, phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh, thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật; nâng cao năng lực quản trị DN... Và điều quan trọng là SMEDF không chỉ thuần tuý hỗ trợ cho DNNVV về vốn, mà còn thông qua đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thương trường.
Nguyên tắc hoạt động của SMEDF là các NH sẽ tự quyết định duyệt và cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác nên sẽ phải chịu rủi ro tín dụng đối với các dự án của DNNVV. Do đó, chính NH nhận vốn ủy thác sẽ có sự giám sát chặt chẽ, triệt để và hiệu quả hơn. Như vậy vai trò cũng như trách nhiệm của NHTM được chú trọng hơn, sự ràng buộc của DN với NHTM cũng rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Có thể thấy ba NHTM được lựa chọn nhận uỷ thác từ SMEDF là những NHTM có chiến lược, định hướng phát triển vào nhóm đối tượng DNNVV. Như Vietcombank, dư nợ cho vay DNNVV của NH này cuối năm 2015 đạt trên 60.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2014 và chiếm hơn 15% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống Vietcombank.
HDBank cũng là cái tên được NHNN tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong công tác giải ngân Dự án tín dụng quốc tế ODA, tài trợ DNNVV năm 2015. Với BIDV, NH này là đơn vị có nhiều sản phẩm, dịch vụ với ưu đãi đặc biệt dành cho đối tượng DNNVV suốt nhiều năm qua.
Hiện nay DNNVV cũng là phân khúc khách hàng tiềm năng của nhiều NHTM. Trong khi đó, với mức lãi suất cho vay khá thấp của SMEDF, thấp hơn cả lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên hiện nay (ngắn hạn 6 - 7%/năm; trung dài hạn 9-10%) thì đây rõ ràng là sức ép không nhỏ đối với các NHTM trong việc giữ chân khách hàng DNNVV.
Lãnh đạo một trong ba NHTM được lựa chọn nhận uỷ thác vốn từ SMEDF cho rằng: SMEDF ra đời với sứ mệnh là người bạn đồng hành với DNNVV chắc chắn sẽ “làm được nhiều việc ra tấm ra món” với cộng đồng DNNVV.
Theo vị này, thay vì “bảo lãnh” thì ở đây, sự “phát triển” của DN không chỉ phụ thuộc vào đồng vốn được hỗ trợ, mà chính mỗi DN đều cần có sự nhận thức trong việc tự nâng cao năng lực cũng như tiềm lực tài chính của mình. “Vốn chỉ là giúp, hỗ trợ, tạo thêm động lực chứ không phải là cứu cánh hay màng chắn bảo vệ”.
Bên cạnh đó, với việc bắt tay của SMEDF với các NHTM được uỷ thác sẽ giúp cho các DNNVV tiếp cận thêm được nguồn vốn khác từ các NHTM nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Tuy nhiên một chuyên gia lại cho rằng, rất khó để đặt lên bàn cân giữa SMEDF và Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV. Bởi về cơ chế hoạt động và bản chất của hai quỹ đã là khác nhau. Do đó chúng ta phải có nhiều mô hình đưa ra, va đập vào thực tế, thì mới đánh giá được và chọn ra được mô hình nào hiệu quả để triển khai sâu rộng hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
