Quy định nộp thuế cần tạo công bằng, minh bạch
![]() | Hóa giải nỗi lo thất thu thuế kinh doanh qua mạng |
![]() | Gia hạn thời hạn nộp thuế: Chính sách cần sát với thực tiễn |
![]() | Cần thêm ưu đãi thuế, phí |
VCCI cho rằng trách nhiệm nộp thuế thay cho người bán của sàn thương mại điện tử (TMĐT) không được quy định rõ ràng có thể tạo ra các ảnh hưởng bất cân xứng giữa sàn TMĐT và mạng xã hội, hình thành “bảo hộ ngược” gây bất bình đẳng với doanh nghiệp nội địa.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển TMĐT hàng đầu khu vực và được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong thời gian tới. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 của Google và Temasek, quy mô thị trường TMĐT dự kiến đạt 23 tỷ USD vào năm 2025. Không chỉ tăng trưởng nhanh về quy mô, TMĐT phát triển đa dạng trên nhiều mặt, điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với việc quản lý, nhất là quản lý thuế trên các sàn này.
![]() |
Hiện Bộ Tài chính đang Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế và Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ. Tuy nhiên, VCCI cho biết dự thảo nghị định còn nhiều điểm khiến doanh nghiệp băn khoăn.
Cụ thể, Điều 1.2 dự thảo có quy định yêu cầu các sàn TMĐT thực hiện khấu trừ thuế từ thu nhập kinh doanh của người bán là cá nhân trên sàn, theo VCCI việc này dường như chưa phù hợp với quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, vốn quy định trách nhiệm kê khai, nộp thuế của thu nhập từ kinh doanh thuộc về cá nhân kinh doanh. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ tính thống nhất của quy định này với hệ thống pháp luật hiện tại.
Bên cạnh đó, quy định này có nguy cơ tạo ra nhiều phương pháp thu thuế trùng lặp nhau. Trên thực tế, hiện nay có nhiều hộ, cá nhân vừa kinh doanh tại chỗ (offline) vừa kinh doanh online trên nền tảng TMĐT. Việc tách riêng phần doanh thu từ kinh doanh online với phần doanh thu từ kinh doanh offline sẽ trở nên khó khăn do việc kinh doanh được thực hiện tại cùng một địa điểm. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, làm rõ phạm vi, cách thức thực hiện của các phương pháp trên.
Ngoài ra, theo VCCI, quy định này có thể tạo ra các ảnh hưởng bất cân xứng lên các chủ thể liên quan trong hoạt động TMĐT chẳng hạn: Sàn TMĐT và mạng xã hội. Quy định này dự kiến sẽ gây nên gánh nặng tuân thủ lên sàn TMĐT trong việc nộp thuế cho người bán trên nền tảng của mình. Trong khi đó các mạng xã hội dự kiến sẽ không thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ này.
Thực tế, từ năm 2016 trở lại đây, mạng xã hội đã trở thành một kênh hỗ trợ TMĐT mới và hiệu quả với chi phí thấp, được các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể đặc biệt quan tâm. Hoạt động có yếu tố TMĐT thông qua mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí các doanh nghiệp lớn cũng có nhu cầu mở rộng kênh phân phối các sản phẩm, dịch vụ qua mạng xã hội.
Một điểm khác cần xem xét là dự thảo không nêu rõ quy định này có áp dụng không và áp dụng như thế nào với các sàn TMĐT cung cấp dịch vụ xuyên biên giới? Nếu quy định này chỉ áp dụng được với các sàn TMĐT trong nước, VCCI cho rằng từ quy định này đây có thể sẽ hình thành “bảo hộ ngược”, gây bất bình đẳng cho doanh nghiệp nội địa.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, việc quy định các sàn TMĐT phải đóng thuế thay người bán chưa thực sự phù hợp với yêu cầu quản lý thuế và không phù hợp với thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam. Thực tế, sàn TMĐT chỉ là đơn vị trung gian, cung cấp dịch vụ để người mua, người bán gặp nhau và mua bán với nhau. Do vậy, sàn TMĐT khó nắm được tất cả các thông tin để đóng thuế thay cho các cá nhân bán trên sàn. Quy định này không chỉ tạo thêm gánh nặng, áp lực cho các sàn TMĐT khi có hàng ngàn, hàng vạn chủ thể kinh doanh mà có thể sẽ làm lãng quên mục đích chính của sàn TMĐT là tạo một môi trường ngày càng thuận lợi cho người mua và người bán.
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là cần thiết, tuy nhiên cần có giải pháp để tối ưu hoá quản lý, vừa có thể tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế công khai, minh bạch, bình đẳng nhưng cũng không tạo rào cản đối với sự phát triển của TMĐT, ngoài ra còn có thể dẫn tới một số quy định pháp luật chồng chéo lẫn nhau.
Trong văn bản góp ý mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng đề nghị Bộ Tài chính bỏ quy định trên và thay thế bằng việc quy định kê khai thay, nộp thuế thay trên cơ sở ủy quyền theo quy định pháp luật dân sự. Theo Hiệp hội này, quy định sàn TMĐT có trách nhiệm cung cấp thông tin của người bán trên sàn theo “định kỳ hàng quý” là yêu cầu chưa có tiền lệ, có thể mâu thuẫn với các quy định pháp luật hiện hành về bảo mật thông tin khách hàng.
Về vấn đề này, VCCI cũng cho rằng dự thảo chưa có các quy định về bảo mật thông tin được cung cấp. Việc lộ, lọt thông tin sẽ gây tổn thất lớn với các sàn, đặc biệt nếu trường hợp các đối thủ khác có thể nắm được các dữ liệu này. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung cơ chế xác định lỗi khi phát hiện trường hợp lộ, lọt dữ liệu.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
