Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư hơn 7.400 tỷ đồng
Ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu |
Theo Bộ Tài chính, tiếp tục thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 và Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 (sửa đổi, bổ sung) của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính công khai thông tin về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu quý 2 năm 2023.
![]() |
Theo các chuyên gia, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được cho là hoạt động không hiệu quả |
Theo đó, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đến hết ngày 31/3/2023 là 5.640,34 tỷ đồng.
Tổng số trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong quý 2 năm 2023 (từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 30/6/2023) là 1.779,2 tỷ đồng.
Tổng số sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong quý 2 năm 2023 (từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 30/6/2023) là 5,91 tỷ đồng.
Lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dương trong quý 2 năm 2023 là 3,23 tỷ đồng.
Lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu âm trong quý 2 năm 2023 là 2,09 tỷ đồng.
Số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đến hết ngày 30/6/2023 là 7.424,7 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính hiện nay có 34 thương nhân đầu mối xăng dầu. Đơn vị có số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu lớn nhất là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là 3.198,38 tỷ đồng. Tiếp theo là Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà có số dư là 612,32 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức có số dư là 468,34 tỷ đồng; Công ty Cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp 454,27 tỷ đồng...
4 đơn vị thương nhân đầu mối có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu âm là Công ty Cổ phần xăng dầu Tân Nhật Minh -32,22 tỷ đồng; Tổng công ty Dầu Việt Nam - Công ty Cổ phần -22,42 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư phát triển Trường An -12,56 tỷ đồng; Công ty TNHH Petro Bình Minh -4,12 tỷ đồng.
Việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở. Đây là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước.
Nguồn hình thành quỹ bình ổn này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng/lít) nhưng được quản lý tại doanh nghiệp và việc sử dụng quỹ do nhà điều hành (liên bộ Công Thương) quyết định.
Theo liên Bộ Công Thương – Tài chính, công cụ quỹ bình ổn giá được sử dụng hiệu quả, linh hoạt nhằm hạn chế biến động của giá trong nước so với thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá xăng dầu tăng liên tục, việc không chi sử dụng quỹ bình ổn trong nhiều kỳ liên tiếp đặt ra vấn đề với nhà điều hành: Tại sao lại không sử dụng quỹ và liệu quỹ bình ổn xăng dầu có thực sự phát huy được hết vai trò kiềm chế đà tăng giá liên tục trong thời gian qua hay không?
Tin liên quan
Tin khác

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi
