Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV: Vừa thiếu lại vừa yếu
![]() | Để phát huy Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV |
![]() | Tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV |
![]() | Tìm nguồn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV |
![]() |
Ông Cao Sỹ Kiêm |
Quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng (QBLTD) cho DNNVV được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành từ năm 2001. Nhưng đến nay số lượng quỹ được thành lập mới chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn 27 quỹ. QBLTD cho DNNVV ra đời được xem là cầu nối giữa NH với các DNNVV không có tài sản thế chấp, chưa có khả năng đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi. Thế nhưng, thực tế nhiều quỹ chưa phát huy được vai trò của mình. Theo đánh giá của TS. Cao Sỹ Kiêm người từng nhiều năm giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội DNNVV việc này do rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.
Ông có thể cho biết cụ thể hơn?
Hình thức QBLTD chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ đầu, Chính phủ cho phép thành lập hơn 30 QBLTD tại các địa phương. Tuy nhiên, do vốn quỹ mỏng chỉ có khoảng 30-40 tỷ đồng trong khi đó một số quỹ lại hoạt động không đúng chức năng vừa thực hiện cả bảo lãnh vừa cho vay nên cụt vốn nhanh. Quy chế để hỗ trợ này lại không phù hợp, chưa thực sự tạo điều kiện để các QBLTD phát triển. Cũng bởi lý do trên, từ hơn 30 quỹ sau này chỉ còn một vài QBLTD hoạt động.
Sau giai đoạn này, Chính phủ rút kinh nghiệm giao cho VDB thực hiện bảo lãnh cho DNNVV. Nhưng mô hình bảo lãnh này cũng không hoạt động hiệu quả vì chất lượng bảo lãnh không đảm bảo khiến niềm tin bị suy giảm. Nợ xấu tăng cao từ các khoản vay này nên NH không tin đơn vị bảo lãnh. Nhiều trường hợp đã được VDB cấp chứng thư bảo lãnh nhưng NH vẫn đi thẩm tra lại. Việc thẩm tra nhiều lần, đội thêm chi phí, lại không tín nhiệm nên NH không mặn mà cho vay đối với các DNNVV mà VDB bảo lãnh. Hoạt động QBLTD của VDB cũng rơi vào tình trạng quỹ ít quá, đối tượng bảo lãnh lại nhiều, khả năng thẩm định khách hàng của các quỹ còn hạn chế khiến cả NH, DN thấy không giúp ích được nhiều cho họ nên không hào hứng tham gia. Vì vậy hoạt động của các QBLTD ngày càng trì trệ.
Theo ông, nếu để các NH tham gia góp vốn vào các QBLTD thì NH mặn mà cho vay bảo lãnh hơn không?
Cũng chưa chắc. Các NHTM góp vốn họ phải tính toán thấy được hiệu quả và kết quả sử dụng đồng vốn thì họ mới làm. Vì khi bảo lãnh chỉ thông qua cơ quan bảo lãnh là NH cho vay, mà phải tin tưởng tuyệt đối họ mới làm. Nếu bảo lãnh không chắc chắn, không hiệu quả mà vẫn cho vay ra sẽ rất gay. Nên các NH làm rất chặt đảm bảo cho vay thu hồi được vốn, không để nợ xấu phát sinh. Do đó, dù NH có góp vốn thì họ cũng không thể dễ dãi thực hiện cho vay bảo lãnh.
Mặt khác, nếu chỉ vốn NH đóng góp thì vốn của các QBLTD vẫn mỏng. Muốn các QBLTD tồn tại phát triển được cần phải có đủ vốn. Để có được nguồn vốn ổn định, bền vững cho các quỹ này hoạt động, theo tôi cần có 3 nguồn gồm: vốn Nhà nước hỗ trợ một phần, các DN lớn phải đóng góp, NH có thể góp nếu muốn tham gia. Ngoài ra, kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
Vậy, đâu là giải pháp mấu chốt để giúp các QBLTD hoạt động hiệu quả, phát huy vai trò của mình, thưa ông?
Có 3 vấn đề quan trọng cần phải làm ngay. Một là hoàn thiện thể chế rất cụ thể. Tôi cho rằng chúng ta có thể thực hiện phân chia nhiều loại quỹ như quỹ hoạt động tốt, quỹ có vấn đề cần củng cố… Với các quỹ cần củng cố phải xác định cụ thể vấn đề bất cập là gì về tổ chức hay cách quản lý bộ máy… Từ đó có giải pháp giải quyết phù hợp vực dậy quỹ đó. Hai là công khai minh bạch rõ ràng hoạt động. Ba là kỷ luật điều hành kiên quyết. Nếu quỹ nào làm tốt thì nên động viên khuyến khích. Còn nếu quỹ nào vi phạm phải xử lý ngay. Về phía DN, cũng cần nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bảo lãnh.
Hiện tại, Luật DNNVV đã đưa ra định hướng giải pháp lớn và mở ra những cơ hội cho các QBLTD nhưng hiện tại vẫn đang trong giai đoạn chờ thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Theo tôi, thông tư hướng dẫn quy định, cơ chế phải rất cụ thể thì các QBLTD mới đẩy mạnh hoạt động hiệu quả được. Nếu cứ định hướng chung chung tiếp thì tôi e rằng các QBLTD khó có thể phát triển được.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng
