Quốc tế hoá ngành Xây dựng Việt: Cơ hội cần tận dụng
![]() | Cổ phiếu ngành xây dựng: Đang tiến xa |
![]() | Thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong Ngành Xây dựng |
Gần đây, ông có chia sẻ rằng ngành Xây dựng Việt Nam hiện đã có đủ tâm thế và năng lực để vươn ra thế giới. Xin ông cho biết cụ thể hơn về nhận định này?
Những năm gần đây, ngành Xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về trình độ quản lý lẫn kỹ thuật thi công và đã thành công trong việc thay thế nhà thầu ngoại ở những dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ mỹ thuật cao tại thị trường trong nước.
![]() |
Ông Lê Viết Hải (người ngồi bên phải) đại diện HBC ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Kỹ thuật và xây dựng HOT |
Theo đánh giá và sự trải nghiệm 30 năm của chúng tôi, ngành Xây dựng Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh tốt ở thị trường nước ngoài nếu có một chiến lược phù hợp. Lợi thế đáng kể của chúng ta là khả năng cung cấp dịch vụ xây dựng chất lượng cao nhưng chi phí xây dựng lại rất thấp, chỉ sau Ấn Độ.
Và không chỉ ở yếu tố nhân công, tính cạnh tranh của các nhà thầu xây dựng Việt Nam còn thể hiện cả ở các yếu tố khác như vật liệu xây dựng, dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát thi công, quản lý dự án và các dịch vụ khác liên quan.
Một lợi thế quan trọng nữa là số lượng kỹ sư và chuyên gia ngành Xây dựng Việt Nam cao gấp 3 lần bình quân thế giới. Theo Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, chúng ta bình quân có 9.000 kỹ sư, chuyên gia xây dựng/1 triệu dân trong khi mức bình quân của thế giới chỉ là 3.000 kỹ sư, chuyên gia.
Bên cạnh đó, việc cọ xát với thị trường nước ngoài cũng là phương cách rất hữu hiệu nhằm nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của ngành Xây dựng Việt Nam, đảm bảo luôn theo kịp trình độ thế giới và đây cũng là cách tốt nhất để về lâu dài chúng ta bảo vệ được thị trường nội địa.
Ngoài ra, phát triển thị trường nước ngoài còn bảo đảm cung cấp việc làm ổn định hơn cho lực lượng lao động rất lớn trong ngành Xây dựng (hiện lên đến 3,4 triệu lao động và có chiều hướng tăng nhanh) bởi thị trường trong nước sẽ tới điểm bão hoà trong tương lai. Như vậy, việc chủ động tiến ra nước ngoài của ngành Xây dựng sẽ góp phần giúp giải quyết việc làm - một vấn đề nan giải của xã hội trong những năm tới trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Chiến lược và chính sách mà ông đề xuất để ngành Xây dựng của Việt Nam vươn ra thế giới là gì?
Trên cơ sở phân tích tiềm năng và cơ hội của ngành, chúng tôi xin đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội xác định xây dựng là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và chúng ta cần tập trung mọi nỗ lực, thực thi mọi biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng đến phát triển thị trường xây dựng ra phạm vi toàn cầu.
Ở đây, chúng tôi không đòi hỏi phải tài trợ gì từ ngân sách Nhà nước cho việc này. Cái chúng tôi cần và tha thiết đề nghị là Nhà nước ban hành một số cơ chế chính sách và giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp xây dựng (DNXD). Trong đó, trước tiên cần có chính sách khuyến khích phát triển thị trường xây dựng ra nước ngoài, thúc đẩy tư duy toàn cầu và sự phấn đấu tự hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế cho chủ DNXD, xem việc chiếm lĩnh thị trường thế giới là mục tiêu của mình.
Song song với đó, cần có chính sách phù hợp khuyến khích DNXD Việt Nam chuyên môn hoá sản phẩm. Như cần phải có những DNXD chuyên sâu về nhà ở, hoặc về công trình bệnh viện, trường học hoặc một loại công trình công nghiệp hay hạ tầng nào đó. Như vậy, nguồn lực sẽ được tập trung đúng chỗ, tính chuyên môn hoá sẽ rất sâu và năng lực cạnh tranh quốc tế sẽ được nâng lên.
Để chiến lược quốc tế hoá ngành Xây dựng Việt Nam thành công, chúng ta cần phải có tư duy đột phá để có thể đưa đến một cuộc cách mạng thực sự về năng suất cho ngành Xây dựng, một ngành có sự tiến bộ chậm nhất về năng suất theo đánh giá của những tổ chức quốc tế. Nhưng cũng vì thế, đây là cơ hội quý báu cho chúng ta.
Vậy về các biện pháp cụ thể thì sao, thưa ông?
Theo tôi, một mặt cần khuyến khích các DNXD đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển và nhanh chóng cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong xây dựng để đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững cho ngành xây dựng Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tăng cường các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế cho đối tượng sẵn sàng đi lao động nước ngoài bao gồm cả công nhân, kỹ sư và chuyên gia trong ngành Xây dựng.
Trong đó, nên cho phép các hiệp hội ngành nghề nói chung và Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam nói riêng chia sẻ một phần nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như: Đánh giá năng lực, xếp hạng nhà thầu, cấp chứng chỉ hành nghề, tổ chức các giải thưởng… để công tác này đi vào thực chất, có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Mặt khác, trong đàm phán các hiệp định với các nước trong tương lai, cần quan tâm đưa vào yêu cầu cho phép DNXD Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác và tốt nhất là bình đẳng với DNXD ở nước sở tại, được miễn giảm thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi công…
Đồng thời, cần giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để nghiên cứu sâu về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng, qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ DNXD trong nước nhanh chóng tiếp cận thị trường, xúc tiến hiệu quả chương trình hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các DNXD ra nước ngoài được thuận lợi về các mặt thủ tục hành chính, bảo lãnh, xuất cảnh, chuyển tiền… Áp dụng chính sách tránh đánh thuế hai lần để thực hiện ưu đãi này nếu nước sở tại đã có hiệp định với Việt Nam.
Và khi đã có chiến lược, chính sách như vậy thì Nhà nước cần đưa ra giải pháp để đảm bảo thực hiện tốt nhất những chủ trương, nghị quyết, chính sách đã ban hành. Những chỉ tiêu được đưa ra cần trở thành những KPIs (Key Performance Indicators - những chỉ tiêu thực thi chủ yếu) cho các cấp lãnh đạo và điều hành trong toàn bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Để từ đó vừa giúp đảm bảo môi trường ổn định thông suốt cho các DNXD vươn ra bên ngoài, vừa cũng là cơ sở để đánh giá năng lực, trách nhiệm… của bộ máy công chức trong đồng hành, hỗ trợ và phục vụ DN.
Xin cảm ơn ông!
“Theo số liệu Global Built Asset Performance Index 2016, giá trị sản lượng thị trường xây dựng của 36 quốc gia nằm trong bảng xếp hạng có cơ hội phát triển đầu tư xây dựng lên đến 11.200 tỷ USD. Trong khi theo số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam, giá trị sản lượng trong nước năm 2016 ước tính chỉ đạt khoảng 48 tỷ USD, tức chỉ bằng 1/235 giá trị sản lượng nói trên. Trong đó, nhiều nước có thị trường xây dựng phát triển nóng và phụ thuộc rất lớn vào các nhà thầu xây dựng nước ngoài. Và chỉ cần một 1% thị trường này đã hơn gấp 2 lần giá trị sản lượng của chúng ta”, ông Lê Viết Hải. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
