Quốc hội nghe thẩm tra Báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021
Báo cáo tại Phiên làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ và nhận thấy, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; trong nước bên cạnh những thời cơ, thuận lợi còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành và giám sát chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, sâu sát trong chỉ đạo, điều hành, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt hành động theo phương châm Chính phủ kiến tạo, hành động. Kết quả đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Báo cáo tổng kết được Chính phủ chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng với nhiều số liệu cụ thể, đánh giá cơ bản toàn diện, sâu sắc về các mặt công tác trong cả nhiệm kỳ, nêu bật những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, bất cập, nguyên nhân, đúc kết một số bài học kinh nghiệm và xác định phương hướng, nhiệm vụ của Chính phủ trong nhiệm kỳ tới.
Bên cạnh những kết quả đạt được trên, Ủy ban Pháp luật đề nghị Báo cáo của Chính phủ cần bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề cụ thể sau đây: Bổ sung đánh giá, rút kinh nghiệm, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp; Làm rõ nguyên nhân, giải pháp để bảo đảm yêu cầu, tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia và kết nối giữa các cơ sở dữ liệu này nhằm phục vụ mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử; Làm rõ tác động của việc chậm hoàn thành nhiều quy hoạch lớn theo yêu cầu của Luật Quy hoạch đối với phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp để sớm khắc phục; Bổ sung phân tích, làm rõ nguyên nhân chậm triển khai, hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm; Đánh giá rõ hơn kết quả giải ngân vốn đầu tư công và hiệu quả đầu tư các dự án, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội cho doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh đó, Ủy ban cũng đề nghị đánh giá toàn diện hơn về kết quả thực hiện các chương trình, đề án… nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo căn cứ vào các định hướng trong nghị quyết của Đảng và yêu cầu của tình hình phát triển đất nước; Làm rõ thêm một số vấn đề tồn tại trong lĩnh vực văn hóa, những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của Nhân dân; Làm rõ hơn những kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và xác định rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và phương hướng, giải pháp khắc phục; Đánh giá rõ thêm thành quả, hạn chế, các vấn đề cần được hợp tác xử lý trong các hoạt động đối ngoại song phương, lợi ích, thách thức và biện pháp trong hợp tác với các nước lớn và khu vực.
Ủy ban cũng đề nghị đánh giá rõ hơn về kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, về kết quả cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; Bổ sung đánh giá về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 để làm cơ sở cho việc xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở những phân tích của báo cáo, Ủy ban cơ bản tán thành các nội dung về phương hướng, nhiệm vụ công tác chủ yếu của Chính phủ nhiệm kỳ tới đã được nêu ra khá toàn diện. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị rà soát thêm các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra để đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục đầy đủ, đồng bộ, trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
