Quốc hội đồng ý giao Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm sử dụng nguồn vốn dự phòng
![]() |
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường |
Về thẩm quyền quyết định danh mục các dự án sử dụng nguồn dự phòng chung và nguồn vốn còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2016-2020 trong phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng chung và nguồn vốn còn lại của KHĐTCTH giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử theo hai lựa chọn phương án.
Phương án 1: Giao Chính phủ chịu trách nhiệm rà soát lại danh mục, thủ tục đầu tư, phương án phân bổ, giao vốn bổ sung cho các bộ, ngành, địa phương và các dự án, trên nguyên tắc đảm bảo cân đối được nguồn ngân sách hằng năm, phải bố trí được trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, từ điều chỉnh nguồn vốn giữa các dự án theo thẩm quyền (riêng các dự án quan trọng quốc gia phải báo cáo Quốc hội), từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi (nếu có); đảm bảo quản lý, sử dụng vốn hiệu quả, đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, các Nghị quyết số 26/2016/QH14, 71/2018/QH14 của Quốc hội, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đầu tư công, các văn bản thông báo ý kiến Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 88/UBTVQH14-TCNS ngày 3 tháng 3 năm 2017, 102/UBTVQH14-TCNS ngày 26/4/2017, 2167/TTKQH-TCNS ngày 16/8/2018, 2712/TB-TTKQH ngày 24/4/2019, 2740/TB-TTKQH ngày 15/5/2019, 2850/TB-TTKQH ngày 31/5/2019;
Khắc phục những bất cập, hạn chế được nêu trong các báo cáo thẩm tra số 1482/BC-UBTCNS14 ngày 17/4/2019, 1484/BC-UBTCNS14 ngày 17/4/2019, 1548/BC-UBTCNS14 ngày 28/5/2019 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về việc sử dụng nguồn vốn dự phòng đầu tư công; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại Kỳ họp thứ 10. Ưu tiên bố trí vốn trả nợ cho các dự án, công trình đã hoàn thành, các dự án đã có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đang dở dang còn thiếu vốn, không để nợ đọng xây dựng cơ bản, số còn lại mới phân bổ cho các dự án mới. Giao Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nội dung này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.
Phương án 2: Không đồng ý giao Chính phủ; vẫn tiếp tục thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội.
Trước đó, thảo luận tại tổ và hội trường về thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn dự phòng chung và dự phòng 10% tại các bộ, ngành, địa phương, có ý kiến đề nghị giao Chính phủ thực hiện để tháo gỡ khó khăn trước mắt trong đầu tư công.
Có ý kiến cho rằng, để sớm triển khai được việc giao kế hoạch, cần giao Chính phủ tự thực hiện trên các nguyên tắc của Nghị quyết 26, Nghị quyết 71. Trong trường hợp nhất thiết phải thực hiện các dự án khởi công mới, đề nghị Chính phủ cần tính toán thật kỹ, bố trí số vốn phù hợp, đủ giải ngân hết trong giai đoạn 2016-2020, số vốn còn thiếu để hoàn thành các dự án chuyển tiếp.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định danh mục đúng theo Nghị quyết 26 và Nghị quyết 71 để bảo đảm tính công khai, minh bạch và kịp thời.
Kết quả lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử cho thấy có 299/439 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành với phương án 1 (chiếm 61,78% tổng số đại biểu Quốc hội). Theo đó giao Chính phủ chịu trách nhiệm rà soát lại danh mục, thủ tục đầu tư, phương án phân bổ, giao vốn bổ sung cho các bộ, ngành, địa phương và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại Kỳ họp thứ 10.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
