Quản trị ngân hàng trong sân chơi hội nhập
![]() | Chỉ có thể tạo được niềm tin với nhà đầu tư khi quản trị DN tốt |
![]() | Ngân hàng vận hành đa năng hơn với Basel II |
![]() | Đổi mới mô hình và tăng cường năng lực quản trị ngân hàng |
Quản trị và giám sát trong hoạt động NH luôn là vấn đề cần phải quan tâm khi muốn xây dựng một hệ thống NH lành mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia tích cực vào các hình thức hợp tác kinh tế tài chính đa phương, song phương đồng nghĩa với việc tăng mức độ mở của thị trường tài chính trong nước.
Điều này một mặt đem lại những cơ hội lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam, nhưng mặt khác cũng đặt ngành NH trước những thách thức cạnh tranh to lớn từ phía các NH trong và ngoài nước. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả quản trị và giám sát hoạt động kinh doanh NH là những trọng tâm đặt ra đối với các NHTM Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý hiện nay.
![]() |
Quản trị NH hiệu quả cần hoạch định kế hoạch và giải pháp cụ thể |
Trong bối cảnh chung đó, các NHTM Việt Nam tất yếu phải chuẩn bị cả về tâm thế, nhận thức, năng lực quản trị cũng cần những thay đổi phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Thực tiễn quản trị NH ở Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ không ít những hạn chế mà nếu không khắc phục thì các NHTM Việt Nam sẽ khó khăn khi cạnh tranh trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. PGS.TS.Trần Thị Thanh Tú, Chủ nhiệm khoa Tài chính - NH, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, hạn chế thứ nhất nằm ở khung khổ pháp lý cho hoạt động quản trị và giám sát hệ thống NH còn chưa đầy đủ. Dù trong Luật Các TCTD đã có quy định, Chính phủ và NHNN cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định mới góp phần hoàn thiện khung pháp lý, tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các TCTD tiếp tục đổi mới hoạt động quản trị DN theo thông lệ quốc tế.
Điểm thứ hai là mô hình tổ chức và quản lý của các NHTM hiện tại còn nhiều điểm bất cập khiến cho hoạt động quản trị NH kém hiệu quả. Và thứ ba, theo bà Tú là do việc tăng cường hoạt động quản trị nội bộ trong NHTM còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó có việc xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ, mối quan hệ giữa các bên liên quan, bảo vệ lợi ích người gửi tiền và cổ đông thiểu số...
Trò chuyện với một chuyên gia tài chính, vị này nhận thấy: việc phân tách trách nhiệm giữa người sở hữu và người điều hành (Tổng giám đốc), tăng cường hoạt động kiểm soát của HĐQT và tính chịu trách nhiệm của Tổng giám đốc thông qua cổ phần hoá sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động NH.
Bên cạnh đó, một việc tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi lại bị các NH bỏ qua, đó là rà soát hệ thống các văn bản quản trị như điều lệ, quy chế, kiểm soát... nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Trao đổi với CEO một NHTMCP, vị này cũng cho rằng việc đào tạo liên quan tới kiến thức về quản trị công ty cũng là yếu tố rất quan trọng giúp cho công tác quản trị NH được hiệu quả. Bởi từ đó sẽ nâng cao được nhận thức của lãnh đạo các NHTM Việt Nam về quản trị theo chuẩn quốc tế.
Nguồn nhân lực về quản trị rủi ro của NH còn thiếu. Nếu triển khai áp dụng Basel II, đòi hỏi người làm công tác này là vô cùng quan trọng, cần được bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ. “Đi cùng với đó, bản thân lãnh đạo NH phải có nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ”, CEO này cho hay.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NH khá nhạy cảm, đòi hỏi sự thận trọng trong hoạt động điều hành để tránh thiệt hại cho nền kinh tế. Hệ thống giám sát có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính tuân thủ, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. “Nếu khâu giám sát không hiệu quả, thì dù mô hình kiểm soát nội bộ tốt đến đâu cũng không có tác dụng hạn chế giảm thiểu rủi ro cho NH.
Các NH phải có sự đầu tư thoả đáng để vận hành hệ thống giám sát chuyên nghiệp hơn, có vai trò như bộ phận độc lập của NH và tiến hành giám sát thường xuyên, định kỳ nhằm hỗ trợ nhà điều hành, chủ sở hữu NH kiểm soát hoạt động NH hiệu lực, hiệu quả và minh bạch”, TS.Trần Thế Nữ - ĐH Kinh tế chia sẻ.
Và đương nhiên, quản trị NH thời kỳ hội nhập sẽ phải có những bước chuẩn bị dài hơi hơn, chắc chắn hơn, tạo nền tảng vững chắc giúp NH tiệm cận thông lệ quốc tế, phòng ngừa, ngặn chặn rủi ro đến từ nhiều phía.
Quản trị rủi ro thanh khoản, tín dụng, lãi suất hay hoạt động đều phải được các NHTM Việt Nam quan tâm đúng mực, và không thể lơ là. Triển khai mô hình quản trị rủi ro ở mỗi NH có thể không giống nhau, nhưng đều đòi hỏi mỗi nhà băng phải đưa ra được khung quản trị rủi ro thống nhất, phân loại khẩu vị rủi ro phù hợp để có những giải pháp xử lý hiệu quả.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
