Quản lý thuế sẽ kết nối với máy tính tiền các điểm bán lẻ
![]() |
Quản lý thuế sẽ kết nối với máy tính tiền các điểm bán lẻ 24/7 |
Quy định trên được nêu tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, do Bộ Tài chính đề xuất.
Cụ thể, máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế là thiết bị điện tử đồng bộ hay một hệ thống nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau bằng một phần mềm bán hàng có chức năng chung như: Tính tiền, lưu trữ các thao tác bán hàng, số liệu bán hàng, in hóa đơn, tra cứu giao dịch, báo cáo giao dịch và được kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế theo định dạng chuẩn bằng phương thức điện tử.
Cũng theo Dự thảo, các tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử phải có ít nhất 5 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có tối thiểu 10.000 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử hoặc dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử tính đến thời điểm gửi văn bản đề nghị ký hợp đồng với Tổng cục Thuế, có ít nhất 20 nhân sự trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin và có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng với giá trị trên 5 tỷ đồng.
Về yếu tố kỹ thuật, Dự thảo Thông tư cho biết hệ thống cung cấp dữ liệu với Tổng cục Thuế kể trên phải được kết nối liên tục trong 24 giờ hàng ngày và 7 ngày trong tuần. Thời gian dừng cung cấp dịch vụ không quá 24 giờ mỗi năm.
Việc kết nối với máy tính tiền tại các điểm bán lẻ 24/7 được xem là một trong những giải pháp chống thất thu thuế, cũng để minh bạch trong quản lý, đặc biệt là nhóm đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ. Theo đó, các hộ kinh doanh này sẽ không bị cơ quan thuế áp đặt, ấn định doanh thu cũng như số thuế phải nộp mà sẽ nộp thuế theo doanh thu thực tế.
Qua đó, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền, làm cơ sở chỉ đạo cơ quan thuế địa phương trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm khai thác cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để kiểm soát việc kê khai doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh, đảm bảo phù hợp với những yếu tố chi phí trong kỳ khai thuế.
Dự kiến, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022. Cơ quan thuế khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123 trước ngày 1/7/2022.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
