agribank-vietnam-airlines

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung đang mất cân bằng

Minh Đức
Minh Đức  - 
Theo đại diện thương mại Mỹ, mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung đang có “sự mất cân bằng đáng kể”. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ san bằng nó.
aa

Tại cuộc họp trực tuyến giữa các Bộ trưởng thương mại từ các thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, khi được hỏi về việc liệu Mỹ có tiếp tục ký một thỏa thuận thương mại hay không với Trung Quốc vào tháng 1/2020 về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, đại diện Thương mại của Trung Quốc, bà Katherine Tai cho biết, trong thời gian qua, đã có những cấu phần của mối quan hệ thương mại này bị cho là không lành mạnh và qua thời gian đã gây tổn hại theo một số cách rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Đó là một mối quan hệ thương mại có sự mất cân bằng đáng kể, về hiệu suất, về cơ hội và cả về độ mở của thị trường của quốc gia. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Mỹ đang cam kết làm mọi thứ có thể để mang lại sự cân bằng cho mối quan hệ thương mại này.

quan he thuong mai my trung dang mat can bang
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các bình luận trên được đưa ra khi hai quốc gia đang gia tăng các cuộc thảo luận kinh tế, với việc Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He đã có các cuộc đàm thoại với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vừa qua. Hai bên đã thảo luận về cách hỗ trợ sự phục hồi kinh tế tiếp tục mạnh mẽ và tầm quan trọng của việc hợp tác trên các lĩnh vực có lợi cho Mỹ, đồng thời giải quyết thẳng thắn các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Mặc dù vậy, chính quyền Trung Quốc cho rằng dù hai bên đã bắt đầu liên lạc lại bình thường, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu công khai về bất kỳ tiến triển nào liên quan đến thuế quan song phương.

Chính quyền Mỹ hiện vẫn đang xem xét lại lập trường của mình đối với Trung Quốc và không thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với các chính sách mà họ kế thừa từ thời cựu Tổng thống Donald Trump. Hai quốc gia vẫn đang thảo luận trên cơ sở các cam kết đã được xây dựng trong hiệp ước thương mại ký tháng 1/2020 và Trung Quốc bắt buộc phải tôn trọng điều đó.

Tuy nhiên, một quan chức hàng đầu của Nhà Trắng về châu Á cho biết, Mỹ đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc và chính quyền Mỹ đã giữ nguyên lệnh cấm từ thời Tổng thống Trump đối với đầu tư vào Mỹ của một số công ty Trung Quốc.

Mặc dù vậy, bất chấp những căng thẳng chính trị và ngoại giao đó, dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia vẫn tiếp tục được tăng cường. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ vẫn đang tăng lên và phía Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh mua hàng hóa của Mỹ dù điều này không đủ để đạt được mức đã cam kết trong thỏa thuận thương mại.

Trong một cuộc họp báo gần đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Wentao tuyên bố, Trung Quốc đang tiếp tục mở cửa nền kinh tế của mình bất chấp những thách thức của đại dịch. Trung Quốc hiện cũng “đang cân nhắc một cách sao cho thuận lợi” việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Minh Đức

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data