Phối hợp công tư đem lại nhiều thành tựu đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng, việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế với hàng loạt FTA thế hệ mới đã được ký kết và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang có tác động ngày càng sâu rộng. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm, dịch vụ có đặc tính cạnh tranh vượt trội, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
![]() |
Bộ Trượng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá việc phối hợp công tư đem lại nhiều thành tựu đổi mới sáng tạo và hỗ trợ cho doanh nghiệp |
Theo ông Đạt, với chủ đề của diễn đàn là Ứng dụng công nghệ thực chiến để tăng cường nội lực và tạo thể bứt phá cho doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra được tính bức thiết của việc tăng cường đầu tư và triển khai ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dưới sức ép của tiến bộ công nghệ và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Đề cập đến tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ, ông Shashi J, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Công nghệ Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam cho rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới ngập tràn công nghệ, với hàng loạt công nghệ mới đưa ra hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Nếu không áp dụng công nghệ, doanh nghiệp sẽ bị đẩy vào nguy cơ lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc lựa chọn chính xác những giải pháp công nghệ phù hợp cho doanh nghiệp là rất quan trọng và sẽ là chìa khóa quyết định thành công trong tương lai.
Theo đó, ông Shashi J đề nghị doanh nghiệp cần xem xét liệu công nghệ có hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đỏi của thị trường và khuyến khích văn hóa đổi mới không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải cân nhắc liệu công nghệ có thể đơn giản hóa quy trình vận hành, giảm chi phí bằng cách tự động hóa các tác vụ và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực.
Song song đó, phải xem xét năng lực của công nghệ trong việc cải thiện an toàn thông tin và bảo vệ thông tin mật và quyền sở hữu trí tuệ, cân nhắc các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đổi mới linh hoạt, xem xét liệu công nghệ có hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và khuyến khích văn hóa đổi mới không. Đồng thời, doanh nghiệp phải tính đến công nghệ thích ứng các mục tiêu ESG.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trao đổi với các lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh sáng tạo và ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp. |
Nhấn mạnh yếu tố bền vững, ông Shashi J cho rằng “Ngày nay, sự đổi mới phải luôn đi kèm với cam kết về sự bền vững”, đó là điều các doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý, bởi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một khoảng cách so với các quốc gia phát triển trong khu vực, đặc biệt là về ESG, nhưng lại sở hữu một tiềm năng tăng trưởng đầy ấn tượng so với các nền kinh tế đang phát triển khác”.
Nói về giải pháp của doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ bền vững cho tiến trình chuyển đổi kép, ông Bùi Văn Trịnh, Phó Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam cho rằng, thông qua việc ứng dụng phân tích dữ liệu vào chiến lược thương mại kỹ thuật số, các công ty tiêu dùng tại Đông Nam Á đang tìm cách tận dụng những cơ hội để đáp ứng tốt hơn những mong đợi của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần tăng cường các công cụ phân tích thương mại, chẳng hạn như phân tích tiếp thị kỹ thuật số và định giá linh hoạt. Để thực sự đạt được sự trưởng thành về mặt kỹ thuật số, các công ty tiêu dùng ở Đông Nam Á sẽ cần tập trung vào việc thực hiện những thay đổi có mục đích rõ ràng đối với văn hóa tổ chức của họ.
Ông Trịnh cũng lưu ý doanh nghiệp, trong thời gian qua, sau khi giảm thiểu được những mối lo ngại về COVID-19, người tiêu dùng lại có xu hướng quay lại yêu thích những kênh mua hàng trực tiếp. Do vậy, các công ty tiêu dùng cũng cần để tâm vào việc phát triển và áp dụng cách tiếp cận đa kênh (omnichannel) mà theo đó có thể tích hợp trải nghiệm khách hàng một cách liền mạch trên cả kênh trực tuyến và trực tiếp.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị cũng như thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. |
Khẳng định xu thế phát triển công nghệ, ông Đạt cho biết việc cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn trong thời gian gần đây dẫn tới sự gia tăng của những biện pháp tăng cường bảo hộ, sự cạnh tranh quyết liệt về công nghệ cùng với những đòi hỏi của mục tiêu phát triển bền vững. Đây là các vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho doanh nghiệp, tạo áp lực lớn buộc doạnh nghiệp hấp thụ công nghệ, đổi mới công nghệ, dần tiến tới tự chủ công nghệ theo hướng công nghệ xanh và bền vững.
Với chức năng quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo do Chính phủ giao từ năm 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao trong các hoạt động thiết thực. Theo đó, với vai trò là đầu mối tập hợp và đoàn kết các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, tiên phong trong hoạt động ứng dụng, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao sẽ tăng cường hơn nữa việc kết nối, thúc đẩy chuyên gia công nghệ từ các nhà cung cấp công nghệ tiên tiến trên thế giới góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.
“Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao trong việc xây dựng, phát triển mạng lưới kết nối, giúp doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các đối tác quốc tế; mở rộng mạng lưới kinh doanh và tạo cơ hội phát triển mới. Tiếp cận các thành tựu, xu hướng công nghệ mới, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tích cực ứng dụng công nghệ, cải tiến công nghệ. thậm chí mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng sản xuất xanh, sạch, tuần hoàn, sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, giảm thiểu phát thải nhà kính”, ông Đạt khẳng định.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
