Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên
![]() | Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Kiên Giang |
![]() | Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Kon Tum |
![]() |
Ảnh minh họa |
Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng, nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và tầm nhìn Việt Nam, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng của cả nước; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.
Xây dựng quan điểm, thiết lập tầm nhìn và xác định mục tiêu, định hướng không gian phát triển mới để phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt, độc đáo của Thái Nguyên so với các tỉnh lân cận và trong khu vực; tập trung phát triển một số nhóm ngành trọng điểm như: (i) Công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ; (ii) Xây dựng và kinh doanh bất động sản; (iii) Nông, lâm nghiệp và thủy sản: (iv) Thương mại-du lịch và dịch vụ; (v) Y tế, chăm sóc sức khỏe; (vi) Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Yêu cầu về nội dung lập quy hoạch cần định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đồng thời, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
Bên cạnh đó, xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
Nội dung Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ, trong đó cần phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Thái Nguyên căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định của Luật Quy hoạch và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật./.
Tin liên quan
Tin khác

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng
Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương
Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài
