Phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Băn khoăn nguồn lực thực hiện
Theo đó, Đề án sẽ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhanh, bền vững và tiến đến giải quyết căn cơ một số yêu cầu bức thiết về đời sống của đồng bào các dân tộc. Đồng thời góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; thu hẹp dần khoảng cách với vùng phát triển; xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo chuyển biến lớn trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng này.
Đề án cũng được kỳ vọng góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước.
![]() |
Đánh giá cao nội dung của Đề án, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) đề nghị cần quan tâm, bổ sung vấn đề lồng ghép giới vào trong mục tiêu của Đề án, cũng như các tiểu Đề án bởi nếu đặt ở bình diện chung, thì cơ hội tiếp cận các chính sách của phụ nữ miền núi và dân tộc thiểu số còn đang ở góc khuất.
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ làm rõ việc các chính sách về dân tộc trong Đề án được tích hợp như thế nào, liệu đã đảm bảo được yêu cầu thu gọn đầu mối quản lý, không cộng dồn cơ học mà Quốc hội đề ra hay chưa.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Đinh Thị Bình (Phú Thọ) đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để chia ra các giai đoạn của Đề án cho phù hợp; không lồng ghép các chính sách một cách cơ học dẫn đến hiệu quả kém. Bên cạnh đó, cần rà soát, phân tích các địa bàn để có định hướng phân bổ ngân sách một cách phù hợp và tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc tạo sinh kế, khắc phục tình trạng thiếu đất ở đất, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Đáng chú ý, về vấn đề kinh phí, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng Đề án chưa đưa ra được tổng số vốn để thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021-2030. Do đó, có đại biểu băn khoăn rằng các nguồn vốn thực hiện Đề án sẽ được xác định như thế nào, tính khả thi sẽ ra sao nếu chưa xác định được kinh phí nguồn vốn thực hiện…
Về giải pháp, các đại biểu đề nghị đồng bộ hóa, tập trung các chính sách, nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào một đầu mối; kết hợp hiệu quả giữa đầu tư ngân sách gắn với việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện đề án; hợp lý hóa các chính sách hỗ trợ; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển các mô hình sản xuất gắn với lợi thế, đặc thù của địa phương, hỗ trợ kết nối thị trường... để đồng bào phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương...
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra những mặt trái của nền kinh tế thị trường đang có xu hướng làm mai một bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc miền núi và dân tộc thiểu số, đặc biệt là về trang phục và tiếng nói. Do vậy, Nhà nước cần khẩn trương đưa ra các biện pháp, hoạt động để ngăn chặn tình trạng này, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
