Phát triển nhiệt điện than – cân nhắc bài toán đầu tư
![]() | Áp lực khi vốn ngoại dồn vào nhiệt điện |
![]() | Điều chỉnh một số dự án nhà máy nhiệt điện |
![]() | Triển khai 2 dự án nhà máy nhiệt điện tại Bắc Giang và Lào Cai |
Các biện pháp đảm bảo vận hành, xây dựng các nhà máy nhiệt điện than cung cấp đủ điện cho đất nước nhưng phải bảo vệ môi trường đã được các nhà khoa học trong nước, các chuyên gia quốc tế và đại biểu Quốc hội trao đổi tại Hội thảo Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” được Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/11/2016.
20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành mỗi năm thải ra 15,7 triệu tấn tro xỉ. Khói bụi, tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện chạy than là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất cao và cũng là một tác nhân gây lên biến đổi khí hậu, là nỗi lo ngại lớn của người dân. Còn Theo Quy hoạch điện 7, công suất nhiệt điện than vào năm 2020 tăng lên 36.000 MW (chiếm 48% trong cơ cấu nguồn điện) và đến năm 2030 là 75.000MW (chiếm 52% trong cơ cấu nguồn điện).
![]() |
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 |
Đầu tư phát triển nhiệt điện than – lợi và nguy hại?
TS.Nguyễn Mạnh Hiến – nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, trong cơ cấu nguồn điện hiện nay, nhiệt điện khí cung ứng 23%, điện gió 5%, thủy điện là 40%, 28% là nhiệt điện than, nhiệt điện dầu có 2% và nhập khẩu 2%. Để phục vụ đời sống nhân dân đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2020, thì tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm phải đạt mức 10,6%.
“Chúng tôi đã nghiên cứu và cân nhắc rất kỹ rồi. Giảm nhiệt điện than không hề đơn giản với Việt Nam”, theo ông Hiến. Bởi nguồn lực quốc gia hạn chế, thủy điện thì đã khai thác hết công suất, nguồn năng lượng tái tạo chỉ có thể là nguồn năng lượng bổ trợ mà thôi do chi phí đầu tư lớn. Điện khí cũng cần đầu tư lớn nhưng chỉ đến năm 2025, nguồn khí sẽ cạn không còn đủ cung ứng cho sản xuất điện.
PGS.TS.Trương Duy Nghĩa – Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam cũng cho rằng “khi đất nước đã trở nên giàu có mới có thể phát triển các dạng năng lượng khác như điện tái tạo và mới có thể hạn chế nhiệt điện than”.
Theo ông, chỉ những nước giàu tài nguyên khí đốt như Nga Mỹ mới đầu tư mạnh cho nhiệt điện khí. Với năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió hiện rất được ưa chuộng, bảo đảm an toàn, không gây hại môi trường nhưng cần đầu tư lớn. Việt Nam tuy là nước nhiệt đới nhưng cũng không phải nhiều nắng, nhiều gió đến mức có thể tạo ra nguồn cung điện lớn…
Khẳng định rằng nhiệt điện than vẫn là xu hướng chung của thế giới, ông Nghĩa cho rằng sẽ là lựa chọn tốt cho Việt Nam nếu đầu tư nhiệt điện than với công nghệ hiện đại ngang tầm thế giới.
Sau khi nghe các nhà khoa học, vị ủy viên của Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội nói rằng, “nhiệt điện than rõ là giải pháp bắt buộc chúng ta phải phát triển rồi. Nhưng vấn đề là làm sao để đảm bảo môi trường?”. Với Việt Nam còn thêm băn khoăn về vấn đề sẽ phải nhập than để sản xuất điện…
Chuyên gia đến từ Hàn Quốc cho biết, theo quy hoạch điện số 7 của Hàn Quốc vừa được phê duyệt, từ này đến 2030 sẽ có thêm 20 nhà máy nhiệt điện than được xây dựng và nhiệt điện than vẫn và sẽ là nguồn cung chính của Hàn Quốc. |
Một đầu tư ba lợi ích
“Những vấn đề này đã có cách giải quyết, đó là lựa chọn công nghệ sản xuất điện hiện đại, song song với đó là phải đầu tư công nghệ xử lý phát thải, chất thải… thì nhiệt điện than không có vấn đề gì. Nếu kiểm soát chặt chẽ được công nghệ thì việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than vừa đáp ứng được nhu cầu dùng điện cũng như bảo vệ môi trường", theo TS.Hiến.
Giải tỏa băn khoăn rằng sẽ áp dụng công nghệ nào, PGS.TS.Nghĩa thì cho biết “mức độ hiện đại của thế giới thế nào thì của Việt Nam cũng như vậy”. Ông nói, khói bụi và tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện than nếu không được xử lý thì là nguy hại, nếu được thu gom xử lý thì đây lại là nguồn nguyên liệu quan trọng để làm xi măng, làm gạch không nung, sản xuất bê tông lấn biển… như vậy là một đầu tư mang lại ba lợi ích.
Trước nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, và ưu nhược điểm của các loại điện, cân đối với tiềm lực đất nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Hoàng Quốc Vượng lưu ý rằng cần có trao đổi nghiên cứu và đánh giá đầy đủ để có biện pháp đảm bảo vận hành, xây dựng các nhà máy nhiệt điện.
Ông nhắc những lo ngại của xã hội về tác hại xấu của nhiệt điện than đến môi trường là lo ngại xác đáng, và nhấn mạnh cần nghiên cứu và lựa chọn kỹ để làm sao phát triển nhiệt điện than đáp ứng nhu cầu của đất nước nhưng không được làm ảnh hưởng đến môi trường, nghiêm túc thực hiện Chiến lược phát triển xanh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
