Phát triển khu công nghiệp sinh thái
![]() | Để mọi việc “xuôi chèo mát mái” |
![]() | Phê duyệt Danh mục dự án về Khu công nghiệp sinh thái do UNIDO tài trợ |
![]() |
Ảnh minh họa |
Đến nay, cả nước có hơn 320 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất với tổng diện tích khoảng 90 nghìn ha. Các KCN đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 70%, nhưng hiện cả nước vẫn chưa cơ sở nào đạt tiêu chuẩn KCN sinh thái. Đặc biệt, khoảng 16% trong số đó đang hoạt động mà chưa có nhà máy xử lý nước thải. Do vậy, việc phát triển KCN đã và đang gây ra nhiều thách thức đối với môi trường.
Với định hướng phát triển các ngành kinh tế thân thiện môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu, mô hình KCN sinh thái đang được chú trọng ưu tiên phát triển ở Việt Nam.
Tại hội thảo quốc tế về KCN sinh thái vừa được tổ chức tại Quảng Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, thực hiện mục tiêu xanh hóa sản xuất trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chính phủ đã yêu cầu KCN, KKT mới thành lập phải được thiết kế và xây dựng theo những tiêu chuẩn tiên tiến về mức phát thải khí nhà kính, xử lý chất thải bảo đảm không gian xanh, khuyến khích các công nghệ tái chế, tái sử dụng năng lượng và chất thải để hình thành các KCN sinh thái.
Trong thực tế, việc triển khai sáng kiến mô hình KCN sinh thái cũng nhằm giúp các DN sản xuất sạch hơn, đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng... Để hỗ trợ mô hình KCN sinh thái, chúng ta đang tiến hành dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UNIDO thực hiện bởi nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ.
Dự án có tổng vốn viện trợ không hoàn lại lên đến 4,55 triệu USD, nhằm mục tiêu tăng cường chuyển giao ứng dụng, phổ biến công nghệ, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, quản lý tài nguyên và hóa chất tại các KCN.
Đồng thời, thúc đẩy việc hợp tác sử dụng chung tài nguyên và các sản phẩm phụ giữa các DN trong cùng KCN. Đặc biệt, dự án đã lựa chọn các KCN, Khánh Phú (Ninh Bình), Hòa Khánh (TP. Đà Nẵng) và Trà Nóc 1,2 (Cần Thơ) làm mô hình điểm để phát triển KCN sinh thái.
KCN Hoà Khánh, một trong những KCN được lựa chọn phát triển mô hình KCN sinh thái. Theo đó, KCN sẽ được chuyển giao, ứng dụng, phổ biến công nghệ, phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, hạn chế việc xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời quản lý việc sử dụng hóa chất tại các KCN…
Dự án cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ các DN trong việc cung cấp thông tin, tư vấn để tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến và những nguồn tài chính ưu đãi, thực hiện chuyển đổi với chi phí hợp lý. Trên cơ sở đó sẽ giúp DN đang hoạt động tại các KCN đạt được mục tiêu tăng doanh thu gắn với phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Đến nay, đã có một số DN tại KCN Hòa Khánh đăng ký nhận gói hỗ trợ số 1 từ dự án. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục hỗ trợ những DN có nhu cầu chuyển đổi và phổ biến tinh thần dự án đến các DN còn lại đang hoạt động sản xuất tại KCN Hòa Khánh. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục có một số DN trong KCN Hoà Khánh sẽ được nhận gói hỗ trợ số 2 từ dự án.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNIDO đã tổ chức những nghiên cứu đánh giá trong quá trình xây dựng dự án và thấy tại KCN Hoà Khánh có nhiều loại hình DN có thể áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong thực tế, hiện khái niệm KCN sinh thái vẫn khá mới mẻ tại Việt Nam, việc chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái sẽ không dễ dàng đối với nhiều KCN trong cả nước. Vì vậy, việc thực hiện tốt mô hình thí điểm tại Ninh Bình, Đà Nẵng hay Cần Thơ là rất quan trọng.
Nhiều chuyên gia hy vọng, từ những mô hình điểm, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng, ban hành văn bản pháp quy quy định về KCN sinh thái. Trong đó, bao gồm các điều kiện cụ thể để chuyển đổi thành KCN sinh thái, quy định các cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích, nhân rộng mô hình KCN sinh thái.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
