Phát triển KCN sinh thái để thúc đẩy tăng trưởng xanh
Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có 326 KCN, đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu, đóng góp vào GDP và tạo việc làm.
Tuy nhiên, các KCN cũng tiêu thụ nhiều tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải, gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường và cộng đồng. Do đó, mô hình KCN sinh thái ngày càng được công nhận là một công cụ hiệu quả để giúp các KCN phát triển một cách bền vững.
![]() |
Về bản chất, KCN sinh thái là KCN trong đó cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng có tương tác với nhau về sử dụng hiệu quả tài nguyên, tạo ra mạng lưới cộng sinh công nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải để tăng hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội cho cả cộng đồng.
Ba yếu tố cơ bản của KCN sinh thái bao gồm: quản lý môi trường và hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn ở mỗi doanh nghiệp trong KCN, và các mạng lưới cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp và hạ tầng xanh của KCN.
Mô hình KCN sinh thái được thực hiện thành công ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Mỹ, Úc, và nhiều nước châu Âu. Tại Việt Nam, Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành 22/5/2018 về Quản lý KCN và Khu Kinh tế có nêu rõ mục tiêu phát triển KCN sinh thái cũng như chính sách khuyến khích phát và các tiêu chí xác định.
Việc định hướng các KCN theo hướng KCN sinh thái sẽ góp phần thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh của Việt Nam. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng Báo cáo Hướng dẫn Kỹ thuật về KCN sinh thái nhằm đưa ra các tiêu chí và các bước chuyển đổi cần thiết cho các KCN hiện nay của Việt Nam thành KCN sinh thái.
Báo cáo kỹ thuật này cũng chỉ ra các cơ hội, giải pháp sinh thái cho các KCN ở Việt Nam. Các cơ hội về cộng sinh trao đổi chất thải, tuần hoàn tái chế chất thải là giải pháp hiệu quả về mặt môi trường nhưng đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Ví dụ, một KCN tái chế nước thải để sử dụng lại cho sản xuất có thể giảm được tới 40% lượng nước thải vào môi trường, cũng như giảm chi phí nước sạch đầu vào. Tương tự, cơ hội tận thu nhiệt thải để sản xuất nước nóng và hơi cấp cho các nhà máy trong KCN có tiềm năng giảm sử dụng 20-40% nhiên liệu đốt của một số doanh nghiệp. Giải pháp cộng sinh công nghiệp trong KCN sinh thái cũng là một trong những công cụ thực hành “kinh tế tuần hoàn” để phát triển bền vững.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
