agribank-vietnam-airlines

Phát triển đô thị thông minh cần đồng bộ, toàn diện

Hương Giang
Hương Giang  - 
Xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minh kết nối trong nước và quốc tế là một trong những vấn đề quan trọng của tiến trình phát triển bền vững đô thị và có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, việc triển khai vẫn gặp một số hạn chế, bất cập và khó khăn vướng mắc.
aa
phat trien do thi thong minh can dong bo toan dien trong cac linh vuc
Phát triển đô thị thông minh cần đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực

Còn nhiều hạn chế, bất cập trong triển khai

Vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại phiên toàn thể với chủ đề “Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh” và 2 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022 do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng, IEC Consulting và Liên minh hợp tác công – tư Phát triển đô thị thông minh đã phối hợp tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, thực tiễn về chuyển đổi số đô thị hiện nay cho thấy, cả nước đã có 41/63 tỉnh, thành phố đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh.

Về triển khai các dịch vụ đô thị thông minh, có khoảng gần 40 tỉnh, thành phố đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh; 17/63 tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng hoặc đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh; 17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị. Ngoài ra, còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế thông minh...

Chia sẻ kinh nghiệm trong thực thế triển khai đô thị thông minh, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, địa phương đã thay đổi phương thức kết nối giữa người dân và chính quyền, từ đa điểm tập chung về 1 điểm; thay đổi cách thức tiếp cận thông tin từ văn bản giấy sang sử dụng dữ liệu số; ứng dụng quy trình xử lý số; thay đổi phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan; phát huy quyền làm chủ, giám sát của người dân; sử dụng công nghệ phù hợp với thực tiễn.... Đặc biệt, tất cả các phương pháp trên đều được áp dụng, tích hợp thống nhất trong tỉnh. Theo đánh giá bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định và là cơ sở cho hoạch định phát triển đô thị thông minh của tỉnh trong thời gian tới.

Tuy vậy, theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, việc triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập như: mới bước đầu tập trung nhiều về ứng dụng các dịch vụ đô thị thông minh, trong khi các nội dung về quy hoạch đô thị thông minh, quản lý xây dựng đô thị thông minh chưa thực sự được chú trọng; còn ít các dự án đô thị thông minh có cách tiếp cận toàn diện với mục tiêu hướng tới không chỉ đơn thuần là giải quyết các vấn đề cấp thiết của đô thị mà xa hơn là hướng tới một quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tại nhiều địa phương, việc đặt mục tiêu con người ở vị trí trung tâm dường như còn mang tính khẩu hiệu, biểu tượng, điển hình là vai trò của người dân trong việc tham gia hoạch định, vận hành các đô thị thông minh còn hạn chế; tính kết nối, chia sẻ giữa các đô thị chưa cao, mức độ hội nhập quốc tế còn yếu; việc huy động và phát huy các nguồn lực của xã hội còn thiếu bài bản.

Cùng chung nhận định này, ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) phân tích, Việt Nam thiếu cảnh báo sớm để hạn chế các thiệt hại, thiên tai, bão lũ, cũng như đề xuất các khuyến nghị, giải pháp, các vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân; nỗ lực để kiểm soát và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đô thị chưa nhiều; các giải pháp để đa dạng hóa nguồn lực cho thực hiện các ý tưởng, sáng kiến, nỗ lực xây dựng và phát triển đô thị thông minh chưa nhiều, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn lực từ ngân sách.

phat trien do thi thong minh can dong bo toan dien trong cac linh vuc
Toàn cảnh Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022

Tháo gỡ vướng mắc để tăng tốc phát triển

Để giải quyết những khó khăn, thách thức trong tíến trình chuyển đổi số phát triển đô thị thông minh, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh đối thoại, trao đổi kinh nghiệm vì xây dựng và phát triển đô thị thông minh luôn cần có những sự trao đổi sâu sắc, đa chiều.

Cùng với đó, khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, sổ tay hướng dẫn liên quan các khía cạnh về đô thị thông minh; hệ thống theo dõi, đánh giá đô thị thông minh; sơ kết, đánh giá việc thực hiện Đề án Phát triển đô thị thông minh Việt Nam; cụ thể hóa các chỉ tiêu và hành động ưu tiên…

Để xây dựng được đô thị thông minh thì hệ thống giao thông thông minh giúp giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính, giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm chi phí xã hội cũng cần được quan tâm.

Ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải cho rằng, cần tập trung các giải pháp như triển khai các hệ thống ứng dụng tự động về thu phí, kiểm soát tải trọng, kiểm soát khí thải; hạn chế phương tiện cá nhân, tập trung và tăng cường giao thông công cộng; nâng cấp các trung tâm quản lý điều hành giao thông hiện nay.

Đồng thời, nâng cấp hệ thống dữ liệu thông tin giao thông, điều khiển giao thông và hỗ trợ xử lý vi phạm giao thông (thời gian thực). Trong đó trước hết cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thiết kế, điều khiển tín hiệu giao thông tại các nút giao. Tăng cường các loại nút giao thông thông minh có chu kỳ điều khiển thay đổi phù hợp với lưu lượng, hoặc tổ chức điều khiển đèn tín hiệu liên thông trên một trục đường, tiến tới là toàn mạng lưới, ông Phạm Hoài Chung nói.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, một số ý kiến đề xuất cần xem xét cơ chế chính sách chia sẻ, sử dụng các hạ tầng như điện, chiếu sáng để phát triển hạ tầng kết nối (4G/5G/IoT) cho các trạm siêu nhỏ bảo đảm vùng phủ sóng cho các công nghệ kết nối khác nhau. Quy hoạch nền tảng internet vạn vật (IoT) chung cho các ứng dụng tiện ích công như (điện, nước, bãi đỗ xe, giám sát không khí môi trường) đây là nền tảng để thu thập dữ liệu và điều khiển thiết bị. Quy hoạch chuẩn hóa về tiêu chuẩn kết nối, giao thức tạo ra hệ sinh thái các dịch vụ, nhà cung cấp giải pháp phong phú sẵn sàng cho đô thị thông minh.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đề nghị cần tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, công tác phát triển đô thị và quản lý đô thị. Việc chỉnh trang các đô thị trung tâm vừa phải giữ gìn được các công trình văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị, nhưng đồng thời phải đặc biệt chú trọng cải tạo hệ thống hạ tầng, bảo đảm từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của đô thị văn minh, hiện đại, như hạ tầng giao thông, hạ tầng số, mật độ cây xanh, nhất là chú trọng phát triển các công trình phúc lợi như công viên, quảng trường.

Đồng thời, phát triển đô thị cần gắn với quản lý, phát triển thị trường bất động sản, phải bảo đảm ổn định và bền vững; chú trọng phát triển một số loại hình kinh tế đô thị mới gắn với phát triển du lịch, như kinh tế đêm, công nghiệp văn hóa, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn với lợi thế đặc trưng của từng địa phương; cần có các giải pháp căn cơ giải quyết tốt vấn đề ùn tắc giao thông, úng ngập, ô nhiễm môi trường, tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển đô thị theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, thực hiện tốt cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, triển khai các dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh, xây dựng các trung tâm giám sát, điều hành đô thị; gắn phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền số, xã hội số.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về việc tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Ngày 11/4/2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Đây là dịp để tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển bền vững của hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Tham dự hội nghị có Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Dương Quyết Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và đại diện nhiều tổ chức hội, đoàn thể.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh

Ngày 11/4, tại Long An, Giải đấu Footgolf quốc tế đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á - Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 - chính thức khởi tranh tại sân golf Royal Long An Golf & Country Club, hứa hẹn mang đến sân chơi mới lạ, hấp dẫn và đầy thử thách cho cộng đồng thể thao.
Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Cố tình chây ì nợ bảo hiểm xã hội không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn đánh mất niềm tin của người lao động. Hậu quả là không chỉ người lao động gánh chịu, mà chính doanh nghiệp cũng sẽ phải trả giá bằng sự quay lưng của xã hội.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data