Pháp: Những điểm sáng trước thềm bầu cử tổng thống
![]() | Quảng bá hình ảnh cho sự phát triển kinh tế của nước Pháp |
![]() | Vụ gian lận tài chính lớn nhất nước Pháp |
Đây là một tin vui bất ngờ đến với người Pháp, trong bối cảnh chiến dịch tranh cử Tổng thống đang diễn ra hết sức căng thẳng, gay cấn với hàng loạt vụ bê bối bị đưa ra ánh sáng và sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy.
![]() |
Hai ứng cử viên Macron và Le Pen trong cuộc tranh luận trên đài truyền hình Pháp ngày 21/3 |
Triển vọng “sáng” của kinh tế Pháp
Insee quyết định giữ nguyên dự báo tăng trưởng quý I/2017 ở mức 0,3%. Các chỉ số này tương đương với Đức và Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone). Trưởng bộ phận theo dõi tình hình kinh tế của Insee, ông Vladimir Passeron, nhận định mặc dù chính sách kinh tế Mỹ và các cuộc bầu cử quan trọng sắp tới tại châu Âu có thể đặt ra rất nhiều vấn đề nhưng kinh tế Pháp có khả năng vượt qua các thách thức do bất ổn chính trị đặt ra. Dự báo đến giữa năm, kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng khoảng 1,1%, nhỉnh hơn cùng kỳ năm trước (+1%) và bằng với cả năm 2016.
Bộ trưởng Kinh tế Michel Sapin bày tỏ lạc quan trước thông tin mới công bố. Theo ông, những dự báo mới cho thấy phục hồi kinh tế diễn ra từ năm 2015 đến nay khá bền vững, điều đó khẳng định nhận định của chính phủ rằng tăng trưởng năm 2017 sẽ đạt tới 1,5%. Ngân hàng Trung ương Pháp đánh giá tăng trưởng kinh tế nước này có thể đạt 1,3% trong năm nay.
Nền kinh tế Pháp khởi sắc trước hết là do "sức khỏe" của kinh tế thế giới tốt hơn. Ông Passeron cho biết “một làn gió lạc quan đang thổi qua các nước mới nổi và góp phần thúc đẩy thương mại thế giới”. Đối với Pháp, ngoại thương yếu ớt năm 2016 đã cắt bớt tỷ lệ tăng trưởng tới 0,8% và gây thâm hụt kỷ lục 7,9 tỷ euro trong tháng Giêng.
Nhưng năm nay, tác động từ yếu tố này sẽ giảm, chỉ còn 0,2% do ba thành phần sẽ được cải thiện gồm xuất khẩu ngũ cốc tăng sau một năm mất mùa lớn, xuất khẩu điện năng phục hồi do các nhà máy điện phải dừng hoạt động năm 2016, và quan trọng hơn cả là ngành du lịch lấy lại đà tăng trưởng.
Các yếu tố khác đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là chi tiêu của các hộ gia đình vào mua nhà ở, bắt đầu tăng từ năm 2016 sau tám năm liên tục giảm. Mặc dù sức mua giảm do lạm phát tăng, một phần do giá dầu tăng, niềm tin của người tiêu dùng trong tình hình hiện nay cũng được cải thiện. Chi tiêu tiêu dùng vẫn là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Pháp.
Đối với doanh nghiệp, đầu tư, sau khi trải qua một năm tăng kỷ lục (+4%), tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố như lãi suất thấp, lợi nhuận đạt cao nhất kể từ sau khủng hoảng và quan trọng là một số công cụ ưu đãi thuế sẽ được gia hạn.
Tăng trưởng lạc quan cũng có thể sẽ góp phần giảm nhẹ tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 9,7% cuối năm 2016, nhưng được trông đợi sẽ giảm xuống còn 9,5% vào giữa năm 2017. Theo Insee, số việc làm mới ở các công ty Pháp trong năm 2016 đã tăng lên mức cao kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Thống kê này làm sáng hơn bức tranh kinh tế Pháp ở thời điểm chỉ còn vài tuần nữa sẽ diễn ra vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp.
Ngân hàng Trung ương Pháp mới đây cũng đã điều chỉnh nâng dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này năm 2017 lên 1,3%, so với mức 1,1% năm 2016.
Cuộc bầu cử gay cấn
Cử tri Pháp sẽ đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trong hai vòng vào ngày 23/4 và 7/5. Ứng cử viên trung dung tranh cử Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang giành thêm lợi thế trong cuộc đua vào Điện Elysée, nhờ nhận được thêm sự ủng hộ mạnh mẽ từ các chính trị gia và cử tri Pháp.
Theo tuyên bố ngày 29/3, cựu Thủ tướng Pháp Manuel Valls khẳng định không ủng hộ ứng cử viên Benoît Hamon, đại diện cho cánh tả và đảng Xã hội (PS), mà sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên trung dung Macron tại vòng 1 bầu cử tổng thống Pháp.
Sự ủng hộ của cựu Thủ tướng M. Valls dành cho cựu Bộ trưởng Kinh tế Macron được cho là "phá vỡ quá khứ", khi mà ứng cử viên Macron đã từ bỏ đảng PS của cựu Thủ tướng Valls để thành lập phong trào chính trị mới mang tên En marche (Tiến lên), một phong trào không thuộc cánh tả cũng không thuộc cánh hữu. Ứng cử viên trung dung đã cám ơn cựu Thủ tướng Valls, đồng thời nhấn mạnh rằng ông muốn đổi mới nền chính trị Pháp.
Ông Macron đang thúc đẩy chương trình nghị sự thân thiện với giới kinh doanh. Ông cam kết sẽ giảm bớt các quy định đối với nền kinh tế Pháp và tự do hóa các quy định về lao động.
Trước đó, có tới 9 thượng nghị sỹ của đảng trung hữu UDI-UC, vốn liên minh với đảng Những người Cộng hòa (LR) của ứng cử viên cánh hữu François Fillon, đã tuyên bố quyết định ủng hộ ông Macron. Nhóm thượng nghị sỹ này đã công khai sự ủng hộ mạnh mẽ đối với ông Macron, đồng thời nhấn mạnh sự tán thành đối với quan điểm thân châu Âu và nỗ lực của ứng cử viên này đưa nước Pháp vượt qua sự phân chia chính trị giữa hai cánh Tả-Hữu.
Các nghị sỹ của UDI-UC cho rằng đường lối lãnh đạo trên của ông Macron là đúng đắn khi muốn gắn kết mọi người dân và tạo ra cuộc đối thoại mới giữa nhân dân Pháp với những người đại diện của họ. Hiện đảng UDI-UC có 42 thành viên trong Thượng viện Pháp.
Trong khi đó kết quả các cuộc thăm dò mới đây cho thấy ứng cử viên đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen đang bám sát nhờ đề xuất tổ chức trưng cầu dân ý về việc rút khỏi Eurozone.
Theo bà Le Pen, việc quay trở lại với đồng franc sẽ giúp Pháp giành lại sức cạnh tranh và gia tăng xuất khẩu. Bà cũng đặt kế hoạch áp thuế 3% đối với hàng nhập khẩu và áp thêm 10% đối với lương của tất cả người lao động nước ngoài, trong đó có cả công dân của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Những đề xuất này đi ngược lại với những nguyên tắc về thị trường chung của EU, theo đó, người dân, hàng hóa, dịch vụ và vốn được di chuyển tự do. Chiến thắng của ứng cử viên đảng này cũng có thể châm ngòi cho một chuỗi sự kiện sẽ làm tan rã Eurozone.
Nhiều khả năng ông Macron sẽ đánh bại bà Marine Le Pen trong vòng đo ván để giành chiến thắng cuối cùng. Tuy nhiên, hàng triệu cử tri vẫn chưa có quyết định cuối cùng, trong khi gần một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ có thể sẽ thay đổi ý kiến ở phút chót.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
