Phân hóa lợi nhuận các doanh nghiệp ngành đường
![]() | Năm 2017: Lợi nhuận ngoài xăng dầu của Petrolimex đạt hơn 2.300 tỷ đồng |
![]() | Năm 2017: Vinare đạt lợi nhuận trên 285 tỷ đồng |
![]() | Hoàn tất thoái vốn tại TGDĐ, MEF II đạt tỷ suất lợi nhuận 57 lần |
Ảnh hưởng do giảm giá thành
Cụ thể, trong quý IV/2017, doanh thu của QNS giảm nhẹ còn 1.709 tỷ đồng, giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp của công ty sụt giảm 13%, chỉ đạt 602 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng giảm 45% về 333 tỷ đồng. Phía Công ty Đường Quảng Ngãi cho biết, kết quả suy giảm này là do ảnh hưởng biến động của thị trường đã làm cho giá bán sản phẩm đường RS tiếp tục giảm mạnh. Ngoài ra, do thay đổi chính sách về nội dung chi Quỹ khoa học công nghệ nên quý IV/2016 công ty đã hoàn nhập quỹ khoa học công nghệ 90 tỷ đồng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ở một doanh nghiệp khác là LSS (Công ty CP Mía Đường Lam Sơn) số liệu 6 tháng niên độ tài chính 2017-2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của LSS đạt 17,1 tỷ đồng, giảm mạnh 80% so cùng kỳ (6 tháng niên độ 16-17 lợi nhuận trước thuế công ty đạt 95,5 tỷ đồng). LSS vừa qua cũng công bố kế hoạch doanh thu công ty mẹ 2018 tăng 18% và lợi nhuận 2018 chỉ tăng 1%. Với những khó khăn thách thức phía trước, LSS cũng đang có những hướng đi mới đầu tư mở rộng sang lĩnh vực khác là triển khai đầu tư dự án Công viên tre trúc Thanh Tam với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng và trước mắt đầu tư tối đa 200 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2017-2018 nhằm xây dựng một số công trình trọng yếu, thu hồi vốn đầu tư trong vòng 7 năm, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu bình quân khoảng 10-12%.
Về hoạt động mía đường, chủ trương của LSS là không mở rộng diện tích mà tập trung vào những vùng có diện tích lớn, vấn đề cốt lõi là năng suất và chất lượng mía. Sản lượng năm 2017-2018 mặc dù lũ lụt nhưng dự kiến đạt 700.000 tấn, tổng diện tích là 13.000 ha, không giảm so với năm trước.
Sở dĩ lợi nhuận của ngành mía đường có dấu hiệu giảm trong thời gian qua là do phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là những tháng cuối năm qua khi lo ngại áp lực hội nhập ATIGA vào tháng 1/1/2018. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực mía đường vẫn khả quan.
![]() |
Lợi nhuận vẫn khả thi
Trong khi một số doanh nghiệp cùng ngành sụt giảm lợi nhuận thì TTC Sugar với sự đúng đắn trong M&A thành công SBT với BHS mở rộng thị phần. Công ty vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 theo niên độ tài chính 2017-2018 cho thấy, lợi nhuận đạt được vẫn khả quan. Đây là báo cáo đầu tiên sau khi SBT hợp nhất BHS thành một Công ty lớn với vốn điều lệ hơn 5.570 tỷ đồng.
Theo báo cáo công bố của SBT, lợi nhuận trước thuế 6 tháng niên độ 2017/2018 đạt 333,4 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ, doanh thu thuần quý 2 là 3.902 tỷ đồng, tăng hơn gấp 2 cùng kỳ và lũy kế 6 tháng đạt 5,464 tỷ đồng.Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 13,8% còn 11,3% chủ yếu từ các chi phí cho các hoạt động thu khác. Riêng tỷ suất lợi nhuận gộp ở mảng thu chính là mía đường thì hầu như không thay đổi so với cùng kỳ, tăng khoảng 13%.
Các hoạt động chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều gia tăng mạnh so với cùng kỳ mà có thể do việc hợp nhất hai công ty lớn dẫn đến việc tổng hợp các báo cáo có sự chênh lệch giữa các kỳ với nhau. Lợi nhuận sau thuế quý 2 ghi nhận 174 tỷ đồng và lũy kế 6 tháng đạt 261,2 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo sau hợp nhất thì các khoản mục nợ ngắn hạn và dài hạn cũng tăng lên hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ. Ở nợ ngắn hạn, khoản mục vay và nợ thuê tài chính cuối kỳ lên đến 5,943 tỷ đồng, tăng hơn gấp 2 so với cùng kỳ.
Hầu hết các khoản này là vay ngắn hạn 5,473 tỷ đồng ở 24 ngân hàng, nhiều nhất là ở VietinBank và Vietcombank tổng cộng hơn 2.100 tỷ đồng. Các khoản vay dài hạn ít hơn khoảng 1.242 tỷ đồng, tăng gấp 3 so với cùng kỳ chủ yếu là tăng thêm từ khoản vay hơn 500 tỷ đồng từ BIDV.
SBT hiện tại đang bước vào giai đoạn đầu của việc cơ cấu hoạt động và tăng tốc với mục tiêu trở thành tập đoàn đứng đầu ngành mía đường Việt Nam. Mục tiêu sản lượng tiêu thụ của SBT đến năm 2020 sẽ đạt trên 1,1 triệu tấn, tăng hơn gấp đôi hiện nay. Để đạt được điều này, SBT đang từng bước hoàn thiện để không chỉ là nhà sản xuất mà còn là nhà kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu đường lớn nhất tại thị trường nội địa.
Theo chiến lược trung hạn, SBT sẽ tập trung nâng cao năng lực sản xuất trong nước, xây dựng định mức và kiểm soát tồn kho tối ưu thành phẩm, nguyên vật liệu và vật tư tại từng đơn vị và toàn ngành theo hướng giảm tồn kho tối đa nhằm tăng vòng quay vốn, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là mục tiêu hàng đầu nhằm tối ưu hóa chi phí và đưa năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành và hướng mục tiêu tương lai cho thị trường xuất khẩu quốc tế.
Tại thị trường trong nước, SBT ưu tiên đẩy mạnh tối đa các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần bằng cách giữ vững thị phần đối với kênh khách hàng công nghiệp lớn và tiếp tục mở rộng hệ khách hàng mới với cơ chế giá mới linh hoạt, cạnh tranh. Ngoài ra, mở rộng phát triển mảng khách hàng công nghiệp vừa và nhỏ, mục tiêu tăng hơn 60% sản lượng so với cùng kỳ. Cân đối sản lượng và giá bán RE, RS phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Thương vụ sáp nhập BHS là sự kết hợp giữa một bên có hệ thống bán lẻ rất tốt, thương hiệu mạnh, trong khi đó SBT hiện nay chỉ mới tập trung vào khâu sản xuất. Đó là 2 mảnh ghép có thể tạo thêm giá trị gia tăng. Việc sáp nhập với BHS cũng góp phần nâng tổng thị phần nội địa của SBT với hệ thống bán lẻ gồm 94 nhà phân phối trên 53 tỉnh thành và 20 brandshop gắn liền với thương hiệu đường Biên Hòa lâu năm. Hậu sáp nhập, SBT tận dụng khách hàng của BHS và ngược lại để bán chéo sản phẩm. Mỗi công ty mạnh về một mảng sản phẩm đường khác nhau, TTCS mạnh về RE cho khách hàng bán buôn, sản phẩm không đa dạng, phong phú như BHS. Từ đó có thể bán chéo sản phẩm của BHS cho khách hàng của mình. Ngược lại BHS, lấy đường từ hệ thống TTCS bán thêm cho khách hàng của BHS.
Vừa qua, sự hợp tác với tập đoàn Kido nhờ có hệ thống phân phối mạnh và mở rộng hợp tác với các đối tác mới nhằm hướng mục tiêu đưa thương hiệu đường TTC Biên Hòa đến với người tiêu dùng khắp cả nước nhằm mở rộng thị phần và tối ưu chi phí, đặc biệt là mở rộng các thị trường miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên. SBT đặt mục tiêu tổng doanh thu niên độ 2017 - 2018 hợp nhất đạt 9.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 680 tỷ đồng, tỉ lệ trả cổ tức từ 6% - 10% mệnh giá trên vốn điều lệ.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
