Phải test Covid quá nhiều, doanh nghiệp lo lái xe bỏ việc
![]() | Sáng 18/9, Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 trong khu cách ly, phong tỏa |
![]() | Việt Nam ghi nhận 11.521 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 17/9 |
![]() |
Các lái xe chờ xét nghiệm |
Đi 18 km thêm một lần xét nghiệm
“Ngoài suất ăn bình thường, công ty còn chuẩn bị bánh chưng, bánh mì, xúc xích, chà bông... có tài xế mang cả bếp gas theo để nấu cơm vì dọc đường đi không có hàng bán và xe cũng không được dừng. Tại trạm dừng xe bị niêm phong, vệ sinh của lái xe cũng phải trên xe...”, một doanh nghiệp chia sẻ.
Trên các trang facebook cá nhân, nhiều lái xe lên tiếng “nản quá” vì phải test nhanh liên tục. “Chúng em o bế lái xe đường dài như trứng, nhưng vẫn nhiều người bỏ việc”, chủ doanh nghiệp nói trên cho hay.
Mới đây, trong thư gửi Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hôm 17/9/2021, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) phản ánh xe ngoại tỉnh đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc thì lái xe phải xét nghiệm đến ba lần, gồm: (1) xét nghiệm PCR khi vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (2) xét nghiệm nhanh kháng nguyên khi đi vào khu vực cửa khẩu Móng Cái; (3) xét nghiệm PCR và phải chờ đến khi có kết quả mới được ra khỏi khu vực cửa khẩu.
Việc yêu cầu lái xe phải xét nghiệm đến ba lần cho cùng một chuyến hàng là quá nhiều, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp và lái xe cả về chi phí, vận hành và sức khỏe, theo VLA.
Đặc biệt, yêu cầu xét nghiệm lần thứ ba bằng phương pháp PCR trước khi lái xe được phép rời khu vực cửa khẩu Móng Cái khiến cho xe đã giao nhận hàng xong nhưng vẫn phải chờ đến tối muộn hoặc ngày hôm sau mới được rời đi, sau khi nhận được kết quả xét nghiệm Covid-19.
“Doanh nghiệp đã khó khăn vì dịch bệnh, nay càng kiệt quệ hơn khi buộc phải thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái”, thư của VLA viết.
Phía lái xe cũng thông cảm với các địa phương vì bản thân nhiều người đang trực chốt ở các địa phương chưa được tiêm 2 mũi vắc-xin, thậm chí vẫn có người chưa tiêm. Nhưng với tần suất test nhiều quá, và điều kiện sinh hoạt của lái xe đường dài quá khổ, nhiều người không cố nổi.
Một người trong ngành vận tải chia sẻ: Nghề lái xe trong thời kỳ bệnh dịch như thế này là nghề nguy hiểm. Nhưng nếu sợ nguy hiểm mà không đi làm thì xã hội sẽ ngừng toàn bộ hoạt động, còn đi làm thì rất... 'cực khổ'.
300 triệu đồng/tháng cho tiền xét nghiệm của lái xe
Hiệp hội Dệt May (VITAS) cũng cho biết các doanh nghiệp phản ánh rất nhiều về việc lái xe sợ test quá nhiều, không chịu nổi.
Đồng thời, những quy định về xét nghiệm như vậy làm phát sinh chi phí rất lớn cho doanh nghiệp, hữu hình và vô hình, khi phương tiện, người lái và hàng hóa phải lưu giữ ở khu vực cửa khẩu chờ kết quả xét nghiệm, VLA và VITAS cho biết.
Theo đó, VLA đề nghị thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh trong hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô phù hợp với văn bản số 8849/BGTVT-VT ngày 25/8/2021 của Bộ Giao thông Vận tải.
Cụ thể là, không yêu cầu lái xe xét nghiệm lần thứ ba bằng PCR như Quảng Ninh đang yêu cầu với xe rời Móng Cái. Quy định này đang gây ra rất nhiều phiền hà cho lái xe, doanh nghiệp vận tải vì phải lưu giữ hàng hóa, phương tiện và người lái tại khu vực cửa khẩu để chờ kết quả xét nghiệm Covid-19 rồi mới được rời đi. Điều này đang làm gia tăng rủi ro lây nhiễm dịch bệnh vì phải tụ tập đông người tại khu vực cửa khẩu.
VLA đề nghị không yêu cầu xét nghiệm lần thứ hai nếu kết quả xét nghiệm của lái xe vẫn còn trong thời gian 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm.
VITAS cho biết, vấn đề lái xe phải xét nghiệm quá nhiều đã được kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay tình trạng này vẫn xảy ra. Như ở Hải Phòng, lái xe tiêm 2 mũi vắc-xin vẫn phải test PCR thời gian trong 1 ngày, phí test là 750.000 đồng/lần.
“Đây là cách làm đi ngược lại Nghị quyết 105 và luận cứ khoa học”, theo bà Hoàng Ngọc Ánh, Tổng thư ký VITAS.
Trong khi đó, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết chỉ cần test 1 lần/tháng khi tiêm 2 mũi vắc-xin.
Riêng về chi phí xét nghiệm, ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta, cho biết: Với khoảng 200.000 đồng/lần xét nghiệm kháng nguyên hoặc xét nghiệm bằng phương pháp PCR mẫu gộp có giá trị trong vòng 72 giờ thì chi phí xét nghiệm cho một lái xe vào khoảng 2.000.000 đồng/tháng, lớn hơn cả mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Với một đội xe khoảng 150 đầu xe như tại Công ty TNHH Quốc tế Delta, chi phí xét nghiệm lái xe đang ở mức 300 triệu đồng/tháng và Delta đã phải chi trả chi phí này trong khoảng 18 tháng nay.
Trong văn bản kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất về chỉ thị chống dịch mới của 14 hiệp hội đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương bãi bỏ các hạn chế về vận tải hàng hóa giữa các vùng. Chỉ kiểm tra tại điểm đầu và điểm đến. Nếu đến từ các vùng có dịch, tuân thủ 5K + xét nghiệm âm tính trong 72 giờ + nguyên tắc “bong bóng” (không tiếp xúc). Các vùng khác chỉ cần 5K.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
