PCI: Giữ lửa cải cách tạo bước ngoặt phục hồi
![]() | Môi trường kinh doanh "ách tắc" vì thông tư |
![]() | Cải thiện môi trường kinh doanh cần thực chất hơn |
![]() | Cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư |
Tình cảm của doanh nghiệp với chính quyền
Những người dự buổi lễ công bố báo cáo PCI 2021 diễn ra hôm 27/4/2022 đều cảm nhận một bầu không khí đặc biệt với nhiều cảm xúc trong bối cảnh Chính phủ cùng các bộ ngành và chính quyền các cấp đang nỗ lực đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công đã đại diện cộng đồng doanh nghiệp nói lời cảm ơn các chính quyền địa phương. “Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao chính quyền nhiều tỉnh, thành phố về sự năng động, tinh thần tiên phong, thái độ làm việc có trách nhiệm và khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn trong phát triển kinh tế”, Chủ tịch VCCI phát biểu.
Chủ tịch VCCI cũng chúc mừng Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, đứng trong top 10 tỉnh có điểm số PCI cao nhất năm 2021.
![]() |
Các địa phương dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2021 |
Quả vậy có thể thấy rõ những chuyển biến tích cực về chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh được thể hiện tại Báo cáo PCI 2021, đặc biệt tỷ lệ đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của chính quyền các tỉnh tăng 10%.
“PCI chính là tình cảm của doanh nghiệp dành cho chính quyền”, ông Đậu Anh Tuấn - Giám đốc Dự án Chỉ số PCI, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI dẫn lại câu nói này của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - tỉnh luôn ở top cuối nhưng đã vượt 8 bậc lên thứ 52 trong PCI 2021 - để nhấn mạnh: PCI là sự đánh giá chất lượng điều hành dưới góc nhìn của doanh nghiệp khi hoạt động tại các địa phương và những trải nghiệm của doanh nghiệp khi tiếp xúc với thủ tục hành chính (TTHC), các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp.
Bản thân lãnh đạo các tỉnh cũng có nhiều cảm xúc. Là một tỉnh vượt hẳn 24 bậc và đứng thứ 5, Vĩnh Phúc được nhận giải thưởng tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc năm 2021. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành chia sẻ: “Để có được kết quả này, tỉnh đã phải đánh đổi bằng một quá trình phấn đấu bền bỉ, quyết tâm, quyết liệt”. Còn đại diện Quảng Ninh, tỉnh đoạt cúp quán quân với 5 năm dẫn đầu, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký thì bộc bạch: “Giành được niềm tin của doanh nghiệp đã khó, mà giữ vững, nuôi dưỡng và tiếp tục nâng lên tầm cao mới lại càng khó hơn”.
Lan tỏa mô hình cải cách tốt
PCI năm 2021 không chỉ chỉ ra dư địa cải cách, mà còn nhân rộng những mô hình cải cách cho các địa phương. Khi trình bày về PCI 2021, ông Đậu Anh Tuấn nhắc đến Quảng Ninh - tỉnh liên tục giữ quán quân 5 năm; hay Hải Phòng liên tục giữ thứ 2 và chúc mừng Vĩnh Phúc đã có cú vượt ngoạn mục lên thứ 5.
Theo đó Vĩnh Phúc vượt ngoạn mục 24 bậc nhờ nỗ lực thu hút đầu tư và cải cách hành chính, linh hoạt trong điều hành và mục tiêu 3 tốt: Môi trường pháp lý tốt; hạ tầng kỹ thuật tốt; phục vụ doanh nghiệp tốt. Vĩnh Phúc có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá cán bộ thái độ thân thiện cao thứ 2 cả nước với 93,2%. Là tỉnh có thành tích tốt thứ 3 cả nước khi có 89,5% doanh nghiệp cho biết thời gian thực hiện TTHC tại tỉnh ngắn hơn quy định; 93,9% doanh nghiệp cho biết cán bộ giải quyết TTHC làm việc hiệu quả (cao thứ 6 toàn quốc).
“Để được như hôm nay, tỉnh luôn xác định doanh nghiệp có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Họ không chỉ là người tạo ra giá trị gia tăng mà còn là nhân tố tạo ra sự phát triển bền vững của một quốc gia hay một địa phương”, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cho biết.
Còn với Quảng Ninh, “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc”, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký cho hay. Với kỷ lục 9 năm nằm trong TOP 5 và 5 năm liên tục giữ quán quân, nhưng Quảng Ninh không chủ quan, tự thỏa mãn mà luôn nhận diện kịp thời những khó khăn, thách thức để tìm cách tháo gỡ, giải quyết… tiếp tục nỗ lực xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, kiến tạo, phục vụ.
Có thể khẳng định PCI là cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành của chính quyền, là công cụ để chính quyền thúc đẩy bộ máy phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Bởi vậy PCI là một chỉ số được các nhà đầu tư rất quan tâm khi đưa ra quyết định đầu tư. “Trước lễ công bố, nhiều tập đoàn nước ngoài đã liên hệ với chúng tôi xin tham dự sự kiện”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết và nói thêm: Họ đến để tìm hiểu môi trường đầu tư các tỉnh, cũng là để kiểm nghiệm lời hứa của chính quyền các địa phương.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper cũng nhận định: “Chỉ số PCI trở thành một công cụ quan trọng cho các nhà đầu tư muốn tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Công cụ này đã kích thích những cải thiện về chất lượng điều hành kinh tế tại các địa phương, từ đó mở khóa cho tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn dắt”.
Nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề mà chính quyền các tỉnh cần có sự chuyển biến mạnh hơn nữa. Đó là vẫn còn nhũng nhiễu trong một số lĩnh vực hành chính thiết yếu, chi phí không chính thức vẫn khá phổ biến. Vẫn còn những phiền hà với các TTHC. Đó là gánh nặng tuân thủ thủ tục kinh doanh có điều kiện và riêng gánh nặng này đã khiến 21,7% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh...
Những cải cách mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn của chính quyền các tỉnh sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy niềm tin và các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Chủ tịch VCCI kỳ vọng 2022 là năm vượt khó, là năm bước ngoặt trong phục hồi và cũng là năm “giữ lửa” cải cách, và tiếp tục khơi thông các nguồn lực tạo nên sức sống mới để Việt Nam lấy lại đà phát triển, sớm trở về quỹ đạo tăng trưởng nhanh, bứt phá mạnh mẽ.
PCI 2021 có 8 điểm nhấn nổi bật. Rõ nhất là các đánh giá tích cực của doanh nghiệp về sự năng động, tinh thần tiên phong, thái độ làm việc có trách nhiệm và khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn ở địa phương. Có 85,6% doanh nghiệp nhận thấy “UBND tỉnh vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi”; 74% doanh nghiệp cho biết: “Khi quy định của Trung ương chưa rõ ràng, UBND tỉnh năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh”. Điểm nhấn nữa là chi phí không chính thức giảm. Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức giảm xuống 41,4% - mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua... |
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
