Ổn định lãi suất: Cơ sở của niềm tin
![]() | Lường đón thách thức để ổn định lãi suất |
![]() | 3 giải pháp mạnh giữ ổn định mặt bằng lãi suất |
![]() | Giữ vững ổn định lãi suất |
Dại gì mà tăng lãi suất!
Sau khi một số NHTMCP tăng lãi suất huy động (LSHĐ) vào trung tuần tháng 3 qua phương thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, dư luận, nhất là doanh nghiệp đã dấy lên lo ngại về việc tăng lãi suất thời gian tới. Thậm chí việc giữ lãi suất ổn định cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, ngay sau đó, lo ngại này đã được “dập tắt” khi một cuộc họp giữa lãnh đạo NHNN với các TCTD đã diễn ra để tìm “thủ phạm”.
Trong cuộc họp này, đa số các ý kiến của các NHTM đều cho rằng, hệ thống chưa tới mức khó khăn về thanh khoản để phải đua nhau tăng LSHĐ. Việc tăng lãi suất này chỉ mang tính nhất thời để cân đối lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các quy chuẩn an toàn trong hoạt động mà cụ thể ở đây là Thông tư 06/2016/TT-NHNN.
![]() |
Ngân hàng cũng đang phải cạnh tranh nhau bằng lãi suất cho vay thấp |
Nhìn lại hiện tượng tăng LSHĐ vừa qua, lãnh đạo một NHTM Nhà nước cho rằng, một số NHTMCP phát hành chứng chỉ tiền gửi nhưng chỉ phát hành đúng một đợt, sau đó không phát hành nữa thì không còn tồn tại lãi suất huy động ở mức cao. Nhưng có thể nói đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi vừa rồi chỉ là một vài trường hợp cá biệt, không làm tăng mặt bằng LSHĐ.
Tuy LSHĐ là cấu phần chính trong hình thành lãi suất cho vay, nhưng không phải cứ khi nào LSHĐ tăng thì lãi suất cho vay tăng theo, mà còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của NH cũng như từng đối tượng khách hàng. Các NH cũng thừa nhận một thực tế, hiện nay họ rất áp lực trong việc cạnh tranh, nhất là đối với khách hàng doanh nghiệp. Bởi với các khách hàng tốt, thường yêu cầu lãi suất rất thấp trong khi số lượng khách hàng tốt lại không nhiều. Chính vì vậy, việc tăng lãi suất cho vay thường là chuyện “cực chẳng đã” mà không NH nào muốn nên khi chưa cần thiết thì chẳng dại gì tăng để mất lợi thế cạnh tranh.
Yếu tố nào hỗ trợ duy trì lãi suất ổn định?
Tiếng nói từ phía các NH là như vậy, còn nhìn từ các yếu tố khác như diễn biến kinh tế vĩ mô thì liệu có tạo áp lực đối với lãi suất? Dựa trên các dữ liệu về tình hình kinh tế của quý I/2017, trong đó có chỉ số lạm phát - yếu tố tác động tới lãi suất được Chính phủ công bố thì niềm tin về việc giữ vững ổn định lãi suất vẫn còn khá nguyên vẹn. Bởi thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 0,21% so với tháng trước, bình quân của 3 tháng đầu năm tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, phân tích của giới chuyên gia tài chính – NH cho rằng, trong thời gian này, tốc độ tăng của lạm phát giảm dần qua các tháng. Cụ thể CPI tháng 1 tăng 0,46% so với tháng trước, tháng 2 tăng 0,23% đến tháng 3 chỉ còn tăng 0,21%.
Như vậy, diễn biến của CPI vẫn đang có xu hướng theo đúng định hướng điều hành của Chính phủ và NHNN đặt ra từ đầu năm. Bên cạnh đó, theo thống kê từ một vụ chức năng của NHNN, lạm phát cơ bản (chỉ số đo mức lạm phát loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá) đang ở 1,66% - là mức lạm phát kiểm soát khá tốt. Điều này cũng cho thấy sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã khá nhịp nhàng.
Đặc biệt, khi tham gia các giải pháp điều hành vĩ mô từ phía Chính phủ và ngay trong Ban Chỉ đạo điều hành giá thì NHNN và các bộ, ngành luôn có sự phối hợp. Để kiểm soát lạm phát của năm nay, thì không chỉ chính sách tiền tệ mà là các giải pháp về điều chỉnh giá các mặt hàng dịch vụ do Nhà nước quản lý cũng phải đúng lượng, đúng thời điểm. Dựa trên những diễn biến của chính sách tiền tệ thì Bộ Tài chính, Chính phủ mới đưa ra quyết định có điều chỉnh giá của các mặt hàng thiết yếu hay không.
Một thành viên Hội đồng chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho biết, trước khi có sự điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu thì các bộ, ngành đều thảo luận và có ý kiến từ NHNN. Chẳng hạn, lạm phát đang như thế này thì cần phải điều chỉnh giá với liều lượng thấp hơn hay nhiều hơn để hài hòa và phù hợp cho điều hành chính sách tiền tệ, không gây áp lực lạm phát, lãi suất. Vị chuyên gia này cũng nhận định với chính sách hiện nay, lạm phát cơ bản ở mức 1,66% để ổn định mặt bằng lãi suất thì NHNN vẫn có thể tiếp tục thực hiện điều tiết cung cầu tiền để đảm bảo thanh khoản của thị trường ở mức hợp lý, giữ kiểm soát lãi suất.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đang cố gắng giữ ổn định lãi suất huy động và cho vay của các NHTM. Thông điệp điều hành của NHNN cũng như các quyết sách trong từng giai đoạn, thời điểm đều nhất quán và ổn định để không tạo tâm lý kỳ vọng tăng lãi suất của các NHTM.
Việc kiểm soát lãi suất càng có cơ sở hơn với diễn biến gần đây trên thị trường liên ngân hàng, khi lãi suất liên ngân hàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp trong tuần qua sau 4 tuần tăng liên tục; trong khi NHNN chỉ bơm ròng nhẹ trên thị trường mở. Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần từ ngày 10/4 đến 14/4 vừa qua, NHNN đã bơm mới 28.023 tỷ đồng qua kênh OMO trong khi đó lượng vốn đáo hạn trong tuần đạt 24.000 tỷ đồng. Do vậy, 4.023 tỷ đồng đã được NHNN bơm ròng qua kênh này. Trong khi đó, NHNN không phát hành tín phiếu đối với tất cả các loại kỳ hạn.
Ngoài ra, các chuyên gia tài chính – NH cho rằng, trong điều hành chính sách NHNN có rất nhiều công cụ như tái cấp vốn, trái phiếu đặc biệt – đây là kênh mà NHNN sẽ thực hiện trong điều tiết điều hành để có thể hỗ trợ cho ổn định mặt bằng lãi suất.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
