OECD: Lạm phát là rủi ro chính
OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt mức 5,6% trong năm nay (dự báo trước đó là 5,7%), trước khi giảm xuống 4,5% vào năm 2022 và 3,2% vào năm 2023. Với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đang phải vật lộn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng gia tăng mạnh sau đại dịch, nhất là trong bối cảnh các “nút thắt cổ chai” xuất hiện trong chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến lạm phát tăng cao trên toàn thế giới.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cũng giống như quan điểm của nhiều nhà hoạch định chính sách, OECD cho rằng mức giá tăng đột biến dự kiến chỉ là “nhất thời” và sẽ giảm dần khi sản xuất và nhu cầu (cung - cầu) trở lại bình thường. Tuy nhiên, báo cáo của OECD cũng thừa nhận vẫn có rủi ro lớn là lạm phát có thể tiếp tục tăng mạnh, buộc các NHTW lớn phải thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn và ở mức độ lớn hơn dự kiến. Tổ chức có trụ sở tại Paris này cho biết với giả định rủi ro đó không trở thành hiện thực, lạm phát trong toàn khối OECD có khả năng đạt đỉnh ở mức gần 5% và sẽ giảm dần về khoảng 3% vào năm 2023. “Trong bối cảnh đó, điều tốt nhất mà các NHTW có thể làm lúc này là chờ căng thẳng nguồn cung giảm bớt, đồng thời báo hiệu rằng họ sẽ hành động nếu cần thiết”, theo OECD.
Với một số nền kinh tế lớn, OECD dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 5,6% trong năm nay; 3,7% vào năm 2022 và 2,4% vào năm 2023, giảm so với các dự báo trước đó là 6% vào năm 2021 và 3,9% vào năm 2022. Triển vọng đối với Trung Quốc cũng kém lạc quan hơn, với dự báo tăng trưởng ở mức 8,1% vào năm 2021 và 5,1% trong cả năm 2022 và 2023 (trước đó các mức dự báo là 8,5% vào năm 2021 và 5,8% vào năm 2022). Trong khi đó, triển vọng của khu vực đồng Euro lạc quan hơn một chút, với dự báo mức tăng trưởng dự kiến là 5,2% vào năm 2021, 4,3% vào năm 2022 và 2,5% vào năm 2023 (các dự báo trước đó là 5,3% vào năm 2021 và 4,6% vào năm 2022).
Ngoài rủi ro lạm phát cao, báo cáo của OECD cũng cho rằng các nguy cơ như tắc nghẽn chuỗi cung ứng, sai lầm chính sách… cũng là những mối quan ngại lớn. Bên cạnh đó theo kinh tế gia trưởng Laurence Boone của OECD, biến thể Omicron cũng như các biến thể mới khác có thể xuất hiện với mức độ nguy hiểm hơn cũng có khả năng trở thành mối đe dọa đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, báo cáo cập nhật triển vọng của OECD lần này chưa bao gồm đánh giá và lượng hóa tác động của biến thể Omicron đến triển vọng tăng trưởng.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao
