Nước Mỹ có tân Tổng thống doanh nhân đầu tiên
![]() | Thách thức phía trước tân Tổng thống Mỹ |
![]() | “Chấm phá” chính sách kinh tế của hai ứng viên Tổng thống Mỹ |
Như vậy là với khẩu hiệu tranh cử “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, cử tri Mỹ đã lựa chọn ông Trump với mong muốn về một sự thay đổi đối với tương lai của “xứ cờ hoa”.
![]() |
Hai người ủng hộ ông Trump ôm nhau cùng chúc mừng khi nghe tin tỷ phú Mỹ giành thắng lợi ở một bang quan trọng - Ảnh: Reuters |
Thị trường biến động vì bầu cử
Ứng viên đảng Cộng hòa giành được 276 phiếu đại cử tri, cao hơn mức 270 phiếu cần thiết trong tổng số 538 phiếu để trở thành ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng. Chiến thắng trong cuộc đua đầy kịch tích và gay cấn tới phút chót của ông Trump đã khiến các thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm hơn 5% trong phiên giao dịch ngày 8/11. Trong đó, chỉ số S&P 500 đã giảm 5,01%, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq cũng giảm tới 5,08%. Các diễn biến này phản ánh mối lo lắng ngày càng gia tăng của giới đầu tư về những nguy cơ đối với nền kinh tế Mỹ khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, tại thị trường London (Anh), các chỉ số chứng khoán cũng giảm 5% trước ưu thế dẫn trước của ông Trump. Trong lúc giá vàng thế giới tăng 5,4% lên 1.337 USD/ounce, đồng USD cũng giảm 3,8% so với đồng yen, theo đó 1 USD đổi được 101,24 yen. Còn tại châu Á, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) thông báo sẽ cùng chính phủ nước này họp khẩn cấp trong bối cảnh thị trường tài chính và tiền tệ diễn biến phức tạp.
Phản ứng trước những diễn biến bất ngờ của cuộc bầu cử tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault khẳng định mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu "không thể suy yếu". Quan chức này cho biết Paris sẽ tiếp tục hợp tác với Washington song cần làm rõ quan điểm của chính quyền mới trong các vấn đề nóng của thế giới như biến đổi khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran, tình hình Syria.
Còn tại Đức, ông Norbert Roettgen, một quan chức cấp cao của đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel, cho hay Chính phủ Đức không thể dự đoán chính sách của Mỹ dưới thời ông Trump cầm quyền. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nhấn mạnh Canberra sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với chính quyền mới của Mỹ, đồng thời nói rằng Washington cần tập trung vào khu vực châu Á.
Ngay sau khi giành chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chiều 9/11 (theo giờ Việt Nam), tỷ phú Donald Trump đã xuất hiện trước công chúng với cam kết ông sẽ nỗ lực hết sức vì một nước Mỹ hùng mạnh. Phát biểu trước những người ủng hộ tại New York, Tổng thống đắc cử Trump nhấn mạnh hiện là thời điểm để nước Mỹ hàn gắn những chia rẽ nội bộ, cùng nhau đoàn kết vì tương lai của đất nước.
Ông cam kết sẽ là tổng thống của mọi người dân Mỹ, và thông báo một kế hoạch to lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Liên quan đến quan hệ đối ngoại, tổng thống đắc cử Trump khẳng định chính quyền mới sẵn sàng hợp tác với các nước khác trên thế giới, tìm kiếm những nền tảng chung và hướng tới quan hệ đối tác thay vì xung đột.
Di sản từ “triều đại” Obama
Trong thời gian tới, nước Mỹ sẽ chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực từ Tổng thống Barack Obama sang vị Tổng thống Mỹ đầu tiên có xuất thân từ giới doanh nhân Donald Trump. Có thể nói, vào thời điểm ông Trump lên nắm quyền, nền kinh tế Mỹ đã có nhiều cải thiện rõ rệt với GDP trong 5 năm qua đạt trung bình 5%, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức thấp.
Ông Barack Obama chính thức trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2008, khi nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Về mặt kinh tế, thành tích của ông rất ấn tượng. Thế giới nợ ông một món nợ tình nghĩa cho việc ngăn ngừa cuộc Đại suy thoái lần thứ hai.
Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm từ 7,8% trong tháng 1/2009 xuống 4,9% trong tháng 6/2016, và 10 triệu việc làm đã được tạo ra trong tám năm qua. GDP của Mỹ đã tăng 24% trong cùng kỳ. Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại và một lần nữa, là một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Tuy vậy, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa phát triển với tốc độ tối ưu của nó.
Thành tích đối nội quan trọng nhất trong chính sách của ông Obama là việc ban hành Đạo luật Chăm sóc sức khỏe, vốn được biết đến với tên gọi Obamacare. Mặc dù đảng Cộng hòa đối lập đã mô tả Obamacare như mối nguy hiểm song thực tế là có khoảng 20 triệu người Mỹ không được tiếp cận với một số hình thức bảo hiểm y tế và nay lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, 9/10 người Mỹ dưới 65 tuổi có bảo hiểm sức khỏe. Chưa dừng lại ở đó, ông Obama đã làm cho nước Mỹ từ một quốc gia dễ xảy ra bạo lực bằng súng trở thành một nơi an toàn hơn để sinh sống.
Về mặt đối ngoại với chính sách "xoay trục sang châu Á", ông Obama biết rằng trong thế kỷ 21, sức mạnh đang chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Ông muốn Mỹ duy trì sức mạnh chủ yếu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhằm mục đích đó, ông đã nâng tầm quan trọng của khu vực này trong các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa của Mỹ.
Washington đã làm mới và tăng cường liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Mỹ được chào đón trở lại Philippines; bình thường hóa quan hệ với Việt Nam; tăng cường quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ; đàm phán một thỏa thuận hạt nhân với Iran và bình thường hóa quan hệ với Cuba. Ông Obama đang làm việc để có được sự chấp thuận của Quốc hội về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước khi chính quyền của ông kết thúc nhiệm kỳ.
Mặc dù vậy, khó khăn vẫn còn phía trước. Bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống đắc cử Trump sẽ đối mặt với không ít thách thức, trên cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Trước tiên là duy trì đà tăng trưởng ổn định của nền kinh tế số một thế giới, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, xử lý mối quan hệ nhiều trắc trở giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hòa để đảm bảo việc điều hành đất nước diễn ra thuận lợi.
Trên mặt trận đối ngoại, ông Trump sẽ phải đối mặt với một khu vực Trung Đông “nóng bỏng” với cuộc khủng hoảng Syria kéo dài hơn 5 năm qua vẫn chưa tìm được lối thoát, tiến trình hòa bình Israel – Palestine chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm”, hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên chưa thể khép lại, các cặp quan hệ đối tác & đối thủ Mỹ - Trung, Mỹ - Nga thêm những nốt trầm mới và số phận của TPP vẫn chưa rõ ràng…
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?
