Nụ cười chiến thắng
Nhiều hoạt động đang diễn ra, hướng tới kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Biết bao đoàn cựu chiến binh đã về thăm lại chiến trường xưa, để dòng hồi ức, quá khứ hiện về với bao chiến công oanh liệt. Tôi cũng trong niềm cảm hứng tự hào ấy, đã men theo con đường tải lương, tải đạn năm xưa. Tôi đã gặp nhiều nhân chứng, có người tuổi đã ngót 100, đã quên nhiều thứ nhưng những cung đường ra trận thì vẫn hằn in trong trí nhớ.
![]() |
Xe đạp, phương tiện tải lương góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ |
Thời gian đi qua, và chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước quan tâm. Một trong những “bí ẩn” khiến không ít người chưa thôi tìm lời giải đáp là vì sao với phương tiện thô sơ, lực lượng dân công hỏa tuyến của Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp vận trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt?
Cụ Hà Văn Nhăng (86 tuổi), sống trong ngôi nhà sàn nằm cheo leo trên một quả đồi ở bản Na Cốc, xã Nam Xuân, (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) nói rằng, đó là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước và sự quyết tâm của những người con đất Việt đứng lên chiến đấu vệ quốc, bảo vệ quê hương. Bởi vậy có gia đình cả nhà đều là dân công hỏa tuyến. Có gia đình hai mẹ con tham gia tải lương, mẹ chặng đầu, con chặng sau, để những người đàn ông trực tiếp cầm súng nơi tuyến lửa an tâm làm nhiệm vụ.
Tôi đã gặp được nhiều cựu chiến binh từng thồ hàng bằng xe đạp, để làm nên hình ảnh tuyệt đẹp và giản dị “Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ”.
Theo nhiều nhân chứng và cứ liệu lịch sử, con đường tải lương được chia như sau: Lương thực chuyển ra từ Liên khu III, Liên khu IV và vùng đồng bằng Thanh Hóa được tập trung ở hai kho lớn tại huyện Thọ Xuân và Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Từ đây tiếp tục được chuyển bằng nhiều hướng với các cung đường khác nhau. Đường một, từ Thọ Xuân lên Lang Chánh rồi đến Hồi Xuân; Đường thứ hai từ Thọ Xuân qua Cẩm Thủy, lên Cành Nàng (Bá Thước), qua Eo Mân, Na Sài rồi đưa về Hồi Xuân.
Chặng xa hơn, hàng từ Hồi Xuân đi Phú Lệ, qua đường 15 ngày nay, ra quốc lộ 6, đến Suối Rút (Mai Châu - Hòa Bình). Từ đây, hàng tiếp tục được chuyển qua ngã ba Cò Nòi (Sơn La) rồi qua đèo Pha Đin, đến Tuần Giáo. Sâu hơn, hàng tiếp tục được chuyển vào kho lớn tại khu rừng Nà Tấu, cách trận địa khoảng 40 km. Một hướng khác đi từ Phú Lệ, xuyên rừng qua huyện Mường Lát, sang Thượng Lào rồi vòng về Điện Biên...
Bây giờ cuộc sống đã đổi khác, nhiều bản làng ngày xưa hoang vắng, heo hút thì nay đã đông đúc, trù phú. Nhiều cung đường mòn xưa lúp xúp dưới tán rừng thì nay đã có đường nhựa rộng lớn. Song, ở nhiều đoạn đường, dấu vết của các cung đường mòn vẫn còn đó. Nhiều dân công hỏa tuyến đã vĩnh viễn nằm lại nơi rừng thiêng, nay có cỏ cây, hoa lá che bóng mát. Lịch sử sẽ luôn nhắc nhớ, tôn vinh.
Những ngày này, nhiều cựu chiến binh đang trở lại thăm chiến trường Điện Biên xưa, ôn lại những kỷ niệm về cuộc chiến đấu gian khó, chỉ cho lớp cháu con hôm nay về trách nhiệm của mình. Trên gương mặt rạng ngời của các bạn trẻ hôm nay có nụ cười tự hào về chiến công và những chiến thắng của cha ông thuở trước.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
