Nông dân gặp khó khi tái đàn lợn
![]() | Đề xuất hỗ trợ lãi suất tái đàn lợn |
![]() | Tái đàn, nhưng tránh phát triển nóng |
![]() | Đẩy nhanh việc tái đàn lợn một cách bền vững |
Thời gian gần đây, việc tái bùng phát dịch tả lợn Châu Phi tại một số địa phương lại tiếp tục khiến người chăn nuôi tiến thoái lưỡng nan. Mặc dù chính quyền Quảng Nam đã nỗ lực trong việc kiểm soát và phòng chống dịch, song diễn biến dịch bệnh vẫn khá phức tạp, nên các hộ chăn nuôi ở địa phương không dám tái đàn.
![]() |
Dịch tả lợn Châu Phi đang tạo thách thức lớn đối với người chăn nuôi khi muốn tái đàn |
Hộ chị Trần Thị Cẩm Nhung ở xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có thâm niên nuôi lợn hơn chục năm nay. Hàng năm, thu nhập từ nguồn này đủ để cho cả gia đình trang trải chi phí sinh hoạt, học hành của con cái. Song từ nửa cuối năm 2019, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến hộ chị Nhung không dám tái đàn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia đình chị thâm hụt một khoản thu nhập lớn, dẫn đến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Chị Nhung chia sẻ, treo chuồng gần 1 năm nay, vài tháng trước tình hình dịch bệnh lắng xuống, dự định trong tháng này tái đàn để tiếp tục chăn nuôi kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng gần đây, nghe thông tin dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát ở nhiều địa phương nên cũng đang phân vân, chưa dám tái đàn.
Còn bà Trần Thị Bảy, người cùng địa phương cho rằng, bây giờ giá lợn giống quá đắt, trong khi dịch bệnh chưa chấm dứt hẳn nên thời gian này tái đàn rủi ro sẽ rất cao. Mặc dù, rất mong muốn dịch bệnh nhanh qua để người nông dân lại tiếp tục sản xuất, song trước thông tin này, bà không dám mạo hiểm. Bởi những tháng qua, không có thu nhập, giờ vay mượn để tái đàn, không may gặp rủi ro chắc “lãnh đủ”.
Anh Tống Viết Kế ở phường Điện An, thị xã Điện Bàn cũng là một hộ có thâm niên nuôi lợn. Chị Phấn, vợ anh Kế chia sẻ, anh chị làm được nhà cửa, nuôi 3 đứa con ăn học đại học trong nhiều năm cũng nhờ cả vào đàn lợn của gia đình. Song từ khi dịch bệnh bùng phát, gia đình phải dừng hẳn việc nuôi lợn. Hiện chị đang có kế hoạch tái đàn, nhưng cũng khá gian nan bởi lợn giống thì khan hiếm, giá lại cao.
Theo chị Phấn, trước đây gia đình nuôi mỗi lứa hơn chục con lợn thịt. Tuy nhiên, tháng 5/2019, đàn lợn bị chết hết do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Sau nhiều tháng chuồng bỏ trống, gia đình quyết định tái đàn lợn. Song sau mấy tháng thăm dò, gia đình cũng chỉ mua được vài con lợn giống, với giá hơn 5 triệu đồng. Giá lợn giống quá cao, trong khi dịch bệnh đang có khả năng tái bùng phát cao nên tiềm ẩn rủi ro lớn. Nhiều hộ dân không mặn mà tái đàn, vì sợ mất vốn.
Rơi vào cảnh tương tự vợ chồng anh Kế chị Phấn, một hộ chăn nuôi ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho hay, khi dịch lắng xuống, gia đình sát khuẩn chuồng trại theo hướng dẫn của cán bộ thú y huyện như rải vôi bột và phun hóa chất sát trùng… Mới đây, gia đình đến chợ Bà Rén, huyện Quế Sơn - một chợ bán lợn giống lớn nhất tỉnh Quảng Nam - để mua về tái đàn. Thế nhưng, giá lợn giống cao nên chỉ mua 2 con về nuôi thử.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, tính đến cuối tháng 5/2020, tổng đàn lợn trên địa bàn ước còn khoảng 250.000 con, bằng hơn 50% so với thời điểm trước khi dịch xuất hiện.
Theo ông Nguyễn Thành Nam, Chi cục trưởng Chăn nuôi thú y Quảng Nam, trước đây địa phương có gần 69.000 con lợn nái. Từ giữa tháng 5/2019 đến nay, dịch tả Châu Phi khiến hơn 50.000 con lợn nái chết, do đó dẫn đến lợn con khan hiếm.
Trước tình hình đó, để tái tạo lại đàn lợn, ổn định lại nền chăn nuôi của địa phương, vừa qua, bên cạnh việc đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn, UBND tỉnh Quảng Nam đang quyết liệt chỉ đạo chính quyền các địa phương cùng với các sở, ban, ngành đẩy mạnh các giải pháp tái tạo lại đàn lợn.
Mới đây, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam về tình hình phát triển chăn nuôi lợn, tái đàn và triển khai Luật Chăn nuôi trên địa bàn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, đơn vị đã hướng dẫn người nuôi thực hiện tái đàn bằng các giải pháp kỹ thuật an toàn sinh học trong chăn nuôi để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Hiện phần lớn các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn còn mang tính nhỏ lẻ, hộ gia đình nên sau khi xảy ra dịch bệnh, một số hộ đã dừng việc nuôi lợn hoặc chuyển đổi sang chăn nuôi các loại khác như gia cầm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh, hiện đàn lợn nái của địa phương còn lại ít nên nguồn cung lợn giống tại chỗ bị hạn chế.
Ông Phùng Đức Tiến cho rằng, trước mắt tỉnh Quảng Nam cần có chính sách hỗ trợ thiết thực cho người chăn nuôi lợn tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi, khuyến cáo người dân thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học…
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
