Ninh Thuận thúc đẩy tăng trưởng tín dụng dịp cuối năm
![]() |
Mô hình trồng cây măng tây ở huyện NInh Phước từ vốn vay của Agribank Ninh Thuận. |
Theo số liệu từ NHNN chi nhánh Ninh Thuận, đến cuối tháng 10/2023, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đạt 22.145 tỷ đồng, tăng 153 tỷ đồng so với tháng trước; tăng 1.787 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (tăng 8,78%) và đạt 97,12% kế hoạch năm. Cũng tính đến cuối tháng 10/2023, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 41.150 tỷ đồng, tăng 223 tỷ đồng so với tháng trước, tăng 4.018 tỷ đồng so với cuối năm 2022 và đạt 99,84% kế hoạch năm 2023.
Trong đó, dư nợ cho vay trong 10 tháng năm 2023 tập trung chủ yếu vào các ngành như: Nông nghiệp, thủy sản 8.790 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,36% tổng dư nợ; công nghiệp, xây dựng đạt 7.170 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,42%; thương mại, dịch vụ và hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng đạt 25.190 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,22%…
Đối với kết quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng vay khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến thời điểm 30/9, dư nợ đạt 9.448 tỷ đồng (trong đó dư nợ vay của khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch là 5.970 tỷ đồng, dư nợ vay của khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh và khách hàng khác là 3.478 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 442 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng giá trị nợ đã được cơ cấu lại là 551 tỷ đồng. Thực hiện miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay với tổng giá trị nợ đã được miễn, giảm đạt 56 tỷ đồng với 110 khách hàng...
Riêng chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN của NHNN, dư nợ đến cuối tháng 9/2023 là 6,92 tỷ đồng với 59 khách hàng. Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đến 30/9 dư nợ đạt 81 tỷ đồng/236 món vay còn dư nợ.
Thời gian qua, NHNN chi nhánh tỉnh đã tăng cường chỉ đạo, giám sát các TCTD trên địa bàn triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, tập trung thực hiện hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.
Theo đại diện NHNN chi nhánh Ninh Thuận, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng những tháng còn lại của năm 2023, NHNN tỉnh tiếp tục bám sát kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, chỉ đạo của NHNN… điều hành tín dụng linh hoạt nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tập trung chỉ đạo các TCTD chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên có động lực tăng trưởng của Ninh Thuận. Tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm 1,5-2%) đối với cả khoản vay mới và dự nợ hiện hữu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục giám sát hoạt động của các TCTD để kịp thời phát hiện, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn nhằm đảm bảo hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn an toàn, ổn định và tăng tưởng.
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
